Thứ năm, 21/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 22)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 22)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 22)

  • 88 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn mở đầu văn bản nêu lên vấn đề gì?

Xem đáp án
Đoạn mở đầu văn bản nêu lên vấn đề: Liệu mạng xã hội và các ứng dụng có đang vạch ra ranh giới khoảng cách giữa các thế hệ?

Câu 2:

Xác định mục đích của các tác giả khi dẫn ra chia sẻ của anh David Trương.

Xem đáp án
Mục đích của các tác giả khi dẫn ra chia sẻ của anh David Trương: làm căn cứ cơ sở và bằng chứng để làm rõ thông tin về sự cách biệt trong suy nghĩ và nhận thức (về tin giả trên mạng xã hội) của thế hệ trẻ với thế hệ lớn tuổi dù nguồn cội vẫn là gốc gác Á Đông.

Câu 3:

Chỉ ra những kết hợp từ ngữ bất bình thường trong ngữ liệu sau và phân tích hiệu quả của chúng: “Những đứt gãy về mặt giao tiếp, góc nhìn giữa các thế hệ, bên cạnh những điều kiện khách quan do văn hoá, môi trường sống đem lại thì không thể phủ nhận sự góp mặt của mạng xã hội, việc theo dõi và tin theo dòng chảy thông tin trên đó.”.

Xem đáp án

– Cụm từ có cách kết hợp không bình thường (hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ) trong câu văn gồm:

+ Những đứt gãy về mặt giao tiếp, góc nhìn giữa các thế hệ – Theo từ điển, “đứt gãy” là sản phẩm của sự phá hủy của các dạng vật chất có thể định lượng (cụ thể), nhưng “giao tiếp” và “góc nhìn” lại thuộc phạm trù định tính (trừu tượng).

+ dòng chảy thông tin – Dòng chảy cũng là từ thường kết hợp với những danh từ định lượng (cụ thể như dòng chảy của nước, của cát,...), ở đây được kết hợp với một danh từ định tính “thông tin” (trừu tượng).

– Hiệu quả: Đây là một cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ, sáng tạo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc; nhấn mạnh thông điệp của tác giả về sự cách biệt trong giao tiếp và cách nhìn của các thế hệ do tác động mạnh mẽ của mạng xã hội.

Câu 4:

Đánh giá của anh/ chị về thái độ của các tác giả khi đặt nhan đề tiểu mục: Những “giáo sư” mạng xã hội.

Xem đáp án

Đánh giá về thái độ của các tác giả khi đặt nhan đề tiểu mục: Những “giáo sư” mạng xã hội.

Cách đặt tiểu mục theo lối nói nghịch ngữ: giáo sư là học hàm chỉ những người có trình độ học vấn cao, nhưng khi đặt từ giáo sư trong dấu ngoặc kép là hàm ý thái độ mỉa mai của tác giả về mặt trái của thời đại bùng nổ thông tin; nhiều người tỏ ra rất uyên bác nhưng không phân biệt được các thông tin không chính xác hoặc chưa kiểm chứng trên mạng xã hội.

Câu 5:

Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc với bản thân? Lí giải.

Xem đáp án

Từ văn bản, HS rút ra cho mình thông điệp có ích cho bản thân.

Có thể chọn một trong các gợi ý sau và lí giải hợp lí cho sự lựa chọn của mình.

– Các giá trị văn hóa ở thời đại số, mạng xã hội và các ứng dụng trở thành một nhân tố rất quan trọng, nhưng cũng đang vạch ra ranh giới khoảng cách giữa các thế hệ.

– Mạng xã hội là môi sinh màu mỡ cho tin giả.

– Sự góp mặt của mạng xã hội đang góp phần tạo ra những đứt gãy về mặt giao tiếp và góc nhìn giữa các thế hệ.

Câu 6:

Anh / Chị viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn sau:

– Quái lạ là cái mùa kì diệu: Tự nhiên trời chỉ đối màu, gió chỉ thay chiều làm rung một cái lá ngô đồng, thế là bao nhiêu cảnh vật đều nhuộm một màu tê tái, làm cho lòng người đa cảm tự nhiên thấy se sắt, tư lương. Thế là trời đất cỏ cây tự nhiên hiện ra dưới một lăng kính mới: Trăng sáng đẹp là thế cũng hóa ra buồn, trời bát ngát yêu thương như thể mà cũng hóa ra tê tải, sông nước đẹp mênh mông như thế mà cũng hóa ra đìu hiu lạnh.

Ngay đến cái thân mình, bình thường chẳng làm sao, vậy mà không hiểu con có nào thấy gió thu về xào xạc ngoài hiên mình cũng tự nhiên thấy thương cho thân thế và bâng khuâng buồn nhớ. Nhớ cái gì, buồn cái gì, không rõ rệt. Chính vào lúc bóng tối chưa tan, người vợ thấy chồng chong một ngọn đèn con lên pha trà uống một mình và khe khẽ ngâm thơ cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng như vậy.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 170)

– Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới về, yêu điệu thục nữ... Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây...

Chưa có sương mù, chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mờ, mỏng như chiêm bao. Mặt Trời nhạt vừa khuất mây, thì khối lá biếc hơi nhoà; Mặt Trời vừa ló lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi?

Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng; nàng thu bước đi rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi mắt êm như trời xanh buổi chiều.

(Xuân Diệu, Thu, in trong Tản văn hiện đại Việt Nam

(Lê Trà My tuyển chọn), NXB Hải Phòng, 2011, tr. 45)

Xem đáp án

Viết bài văn so sánh, đánh giá cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn. HS cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề cần nghị luận so sánh, đánh giá cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn.

b) Thân bài:

b.1. Giới thiệu vài nét về đặc trưng của tuỳ bút, tản văn. (Gợi ý: Đây đều là loại văn xuôi phi hư cấu có nhiều điểm gần nhau: ngắn gọn, hàm súc, giàu chất trữ tình, có cách thể hiện đa dạng nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết,...).

b.2. So sánh cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn

– Điểm tương đồng:

+ Cả hai đoạn tản văn đều gợi về vẻ đẹp lãng mạn, quyến rũ của mùa thu ở thời điểm giao mùa, từ hạ sang thu, bằng những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu liên tưởng và chất thơ,...

+ Thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương đất nước của hai nhà văn.

– Điểm khác biệt:

+ Cảm nhận mùa thu của Vũ Bằng: khoảnh khắc giao mùa lúc thu sang rất tinh vi và tinh tế trời chỉ đổi màu, gió chỉ thay chiều làm rung một cái lá ngô đồng, gió thu về xào xạc ngoài hiên; xoáy sâu vào cảm nhận cảm giác cô đơn bâng khuâng, tâm trạng buồn nhớ man mác se sắt, tư lương tê tái của con người; cảnh vật cũng thay đổi trạng thái, cũng nhuốm màu tâm trạng Trăng sáng đẹp là thế cũng hoa ra buồn; kết hợp giữa phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, tự sự,...

+ Cảm nhận mùa thu của Xuân Diệu: chủ yếu tái hiện sự thay đổi của cảnh vật và đất trời với những nét đặc trưng khi thu sang Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; Trời bớt nóng và thêm mát; đôi thoáng sương mờ, sương thu huyền ảo; biện pháp so sánh – nhân hóa kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm đã làm nổi bật vẻ đẹp vừa quý phái sang trọng, vừa e ấp dịu dàng vừa lãng mạn đa tình của nàng thu,...

c) Kết bài:

Đánh giá, khái quát lại vấn đề, chẳng hạn:

– Đây đều là những bức họa mùa thu xứ Bắc vô cùng quyến rũ gợi cảm mang lại những xúc cảm thẩm mĩ mãnh liệt cho bạn đọc.

– Nét riêng trong phong cách viết văn xuôi trữ tình: Vũ Bằng giàu hoài niệm,

Xuân Diệu đa cảm, đa tình.

 


Bắt đầu thi ngay