Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 50)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 50)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 50)

  • 35 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Xem đáp án

Văn bản bàn về vai trò, ý nghĩa của lao động.


Câu 2:

Vì sao tác giả khẳng định: “Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng””.
Xem đáp án

Tác giả khẳng định: “Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng” vì “Nếu không có lao động thì không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.”


Câu 3:

Những câu: “Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang môi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.” có vai trò và tác dụng gì trong văn bản?
Xem đáp án

Những câu: “Ngay cả chủ chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.” là các bằng chứng củng cố cho lí lẽ: Mọi động vật đều lao động, để duy trì sự sống, để tồn tại. Đây là những dẫn chứng điển hình, sinh động, được mọi người dễ dàng thừa nhận, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục của văn bản đồng thời cũng giúp việc tiếp nhận vấn đề nghị luận trở nên nhẹ nhàng hơn.


Câu 4:

Anh/ Chị hiểu câu sau như thế nào: “Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không”?

Xem đáp án

Nếu con người hiểu được niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là cống hiến, vun đắp, là khám phá cuộc sống thì người đó sẽ hạnh phúc – ngay cả khi họ phải lao động vất vả, nhọc nhằn. Ngược lại nếu con người không nhận ra niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là nô dịch, khổ sai, là đày ải thì người đó sẽ thấy bất hạnh ngay cả khi họ lao động không quá vất vả. Vì vậy, cần nhận thức và có thái độ đúng đắn về lao động.


Câu 5:

Kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn để nêu lên một biểu hiện cho thấy vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động.
Xem đáp án

Học sinh có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau cho thấy một biểu hiện phù hợp (có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động); nội dung câu trả lời cần kết nối được với vấn đề đặt ra trong văn bản. Ví dụ: (1) Thái độ coi thường lao động chân tay, trong khi những người lao động chân tay vẫn có những đóng góp quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi chốn, mọi nghề nghiệp. (2) Một số người giàu có nghĩ rằng con cháu mình không cần làm gì cũng sống thoải mái với tài sản đã có; họ không nhận ra rằng chính công việc sẽ mang lại cho con người niềm vui và tạo nên giá trị của bản thân,...


Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Lao động và ước mơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Anh/ Chị hãy trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn nghị luận (200 chữ).

Xem đáp án

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận “Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ” – như hành trình và đích đến.

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận bằng lí lẽ và minh chứng

(1) Giải thích: Lao động được hiểu là hoạt động trí óc hoặc chân tay của con người nhằm thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể, để đạt được mục đích nào đó. Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai. (2) Lao động giúp ước mơ sớm trở thành hiện thực: Bản chất của lao động là khám phá, sáng tạo. Trong lao động, con người luôn nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn thử thách để đạt được mục đích. Nhờ lao động, con người tiệm cận đến những điều muốn tốt đẹp mà họ theo đuổi. Lao động nghiêm túc, hiệu quả thì hành trình đến với ước mơ có thể được rút ngắn và ngược lại. Lao động chính là hành trình. (3) Ước mơ tạo động lực, khích lệ con người hăng say, nhiệt tình trong lao động, , tìm thấy niềm vui, niềm tin trong mỗi chặng đường nỗ lực của bản thân,... Ước mơ là đích đến của hành trình lao động. (4) Lựa chọn một vài bằng chứng tiêu biểu để làm rõ lí lẽ. Ví dụ: Cô Chảo Thị Yến (sinh năm 1990) người dân tộc Dao, nuôi dưỡng ước mơ chinh phục tri thức để thay đổi số phận. Cô đã vượt qua muôn vàn khó khăn để học tập, nỗ lực kiến tạo “phiên bản hoàn hảo nhất” của chính mình và trở thành nữ thạc sĩ người dân tộc thiểu số đầu tiên giành được học bổng du học châu Âu... (5) Bình luận, liên hệ: một số cá nhân chỉ mơ ước viển vông, không lao động; những người không dám ước mơ;...

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận (lao động và ước mơ có mối quan hệ mật thiết); rút ra bài học cho bản thân (hãy chinh phục ước mơ bằng lao động, bằng sự nỗ lực và cố gắng từng ngày).


Câu 7:

Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:

MÙA HẠ

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi.

Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

 Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.

Đó là mùa của những ước mơ

Những khát vọng muốn đời không kể xiết

 Gió bão hoà mưa thành sông thành bể

 Một thoáng nhìn có thể hoả tình yêu.

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng để thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa.

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

(Trích: Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 2016)

Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh mang đến cho người đọc những cảm xúc nồng nàn, tha thiết về một mùa thương nhớ, qua đó người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên dạt dào sức sống và một cái tôi đầy trăn trở, suy tư của tác giả.

b. Thân bài

b1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm (dựa vào các thông tin được cung cấp trong đề bài và hiểu biết của cá nhân – nếu có). Tham khảo các thông tin sau: (1) Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh đậm vẻ đẹp nữ tính, thể hiện tiếng nói của một tâm hồn trắc ẩn, chân thực, hồn hậu, luôn luôn da diết khát về hạnh phúc đời thường. (2) “Mùa hạ” tuy không phải là bài thơ nổi tiếng nhất của Xuân Quỳnh nhưng vẫn là một tác phẩm hay, thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn của một cái tôi giàu khát vọng sống, luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời,... Bài thơ gồm 5 khổ, nhân vật trữ tình hiện ra trực tiếp ở ngôi thứ nhất – xưng “tôi” (trong khổ thơ thứ 5), là những cảm nhận của cái tôi Xuân Quỳnh về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hạ cùng những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống.

b2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ trong bài thơ

(1) Vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, náo nức: không gian bao la cùng những sắc điệu rộn ràng của tiếng chim ca, của không gian cao rộng với trời xanh, mây trắng,... (2) Vẻ đẹp của sức sống căng tràn thể hiện khát vọng hiến dâng, khám phá, sự phôi thai kì diệu của tự nhiên (Đất thành cây, mật trào lên vị quả Bước chân người bỗng mở những đường đi); sự hoá giải nhân văn giữa bình yên và bão tố, giữa chắt lọc khắc nghiệt và tinh chất quý giá (Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng/ Từ những miền cay đắng hoá thành thơ). (3) Vẻ đẹp gợi nhớ về một thời thơ ấu với những kỉ niệm êm đềm: hình ảnh, âm thanh quen thuộc, vừa lắng đọng vừa ngân vang những dư âm (cánh diều, vòm trời, tiếng dế, tiếng chim cuốc).

b3. Cảm nhận về những suy tư trăn trở trong cuộc đời của cái tôi Xuân Quỳnh

 (1) Vẻ đẹp của sự nảy nở sinh sôi những ước mơ, khát vọng: Tuổi trẻ và mùa hạ đan cài, soi bóng trong nhau, cùng là cháy hết mình trong cảm xúc trào dâng mãnh liệt, những trải nghiệm tinh tế, sâu sắc của một trái tim luôn đầy ắp thương yêu (Gió bão hoà mưa thành sông thành bể/ Một thoáng nhìn có thể hoa tình yêu). (2) Vẻ đẹp trong sáng thánh thiện sẽ nuôi dưỡng và thanh lọc tâm hồn: Mùa hạ giống như tấm gương rạng rỡ và sáng trong soi thấu tâm hồn con người; phản chiếu qua tấm gương đó, những điều tốt đẹp đẽ sẽ thêm lung linh, kì diệu những điều nhỏ mọn sẽ bị đẩy xa đến lu mờ. (3) Những chiêm nghiệm băn khoăn, tỉnh thức: tự vấn chính mình để nhìn lại, để điều chỉnh bản thân, để thêm niềm tin yêu vào cuộc sống (Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển, Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa).

b4. Đánh giả, nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

(1) Thể thơ 8 chữ, giọng thơ khi nhẹ nhàng mềm mại, khi tha thiết mạnh mẽ; Nhiều hình ảnh mang vẻ đẹp thân thương, gần gũi; Sử dụng hiệu quả biện pháp liệt kê; điệp từ ngữ/ cấu trúc ở đầu mỗi khổ thơ (tái hiện vẻ đẹp của mùa hạ sống động, đầy ắp kỉ niệm, đang dội về như những đợt sóng). (2) Cảm xúc chân thực thiện lành mà sâu sắc khơi gợi giá trị nhân văn (nuôi dưỡng tình yêu, niềm tin và khát vọng của tuổi trẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa).

c. Kết bài: Khái quát thông điệp của bài thơ, nêu cảm nhận/ ấn tượng của bản thân về giá trị nội tư tưởng mà bài thơ đã mang đến cho người đọc (khát vọng sống, niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời; cảm nhận được chiều sâu trải nghiệm của nhà thơ – một con người tinh tế, hồn hậu, giàu tình yêu thương).


Bắt đầu thi ngay