Những câu: “Ngay cả chủ chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.” là các bằng chứng củng cố cho lí lẽ: Mọi động vật đều lao động, để duy trì sự sống, để tồn tại. Đây là những dẫn chứng điển hình, sinh động, được mọi người dễ dàng thừa nhận, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục của văn bản đồng thời cũng giúp việc tiếp nhận vấn đề nghị luận trở nên nhẹ nhàng hơn.
Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:
MÙA HẠ
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi.
Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.
Đó là mùa của những ước mơ
Những khát vọng muốn đời không kể xiết
Gió bão hoà mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hoả tình yêu.
Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng để thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa.
Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
(Trích: Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 2016)
Anh/ Chị hiểu câu sau như thế nào: “Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không”?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Lao động và ước mơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Anh/ Chị hãy trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn nghị luận (200 chữ).