IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 70

Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chú bê” được nhắc tới trong văn bản?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Ý nghĩa của hình ảnh “chú bê” trong các câu thơ:

+ “Chú bê” trong các câu thơ “Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ” và “dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta” là hình ảnh tả thực.

+ “Chú bê” trong câu “Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sự ngây thơ, non nớt và trí tưởng tượng hồn nhiên của đứa trẻ.

- Nhận xét: từ một hình ảnh thực, tác giả đã chuyển hóa thành một hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc, giàu khả năng liên tưởng để diễn đạt thế giới tâm hồn trong sáng của đứa trẻ trong quá khứ. Từ đó, tạo khả năng kết nối đến hiện tại trong đoạn cuối bài thơ.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Xem đáp án » 13/06/2024 88

Câu 2:

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị từ văn bản trên là gì? Hãy lý giải.

Xem đáp án » 13/06/2024 49

Câu 3:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Xem đáp án » 13/06/2024 41

Câu 4:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn có, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hải thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cử chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.6)

Xem đáp án » 13/06/2024 37

Câu 5:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 13/06/2024 36

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »