IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 62

Anh/ Chị có đồng tình với lời bình ở cuối truyện: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm văn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm” hay không? Vì sao?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Học sinh bày tỏ quan điểm với lời bình ở cuối truyện: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm văn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luận thường của người ta lớn lắm” và đưa ra lời lí giải phù hợp.

Ví dụ: Đồng tình với quan điểm của lời bình ở cuối truyện.

Lí giải: Nội dung của lời bình thể hiện sự ca ngợi tấm gương ăn ở có tình nghĩa, trước sau trung hậu của Phạm Tử Hư; coi đó là bài học quý cho mọi người; động viên những người có phẩm chất tương tự và răn dạy cho những kẻ “bạc bẽo” với thầy. Như vậy, nội dung của lời bình chính là chủ đề của tác phẩm: thể hiện quan điểm của tác giả về chuẩn mực trong phép tắc ứng xử của con người trong xã hội ở quan hệ thầy – trò. Chuẩn mực này không chỉ có tính thời sự, đúng với bối cảnh của tác phẩm mà còn có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời: “tôn sư trọng đạo”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên

Xem đáp án » 27/09/2024 33

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau:

                                       Này dòng sông

                                       còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ

                                       phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta

                                       sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế

                                       mẹ cho ta một xu bánh đa vừng

                                       ta ngoan hết một ngày

                                       ta ngoan suốt cả năm

                                       ta thương mẹ đến trọn đời ta sống

                                       quê hương ta nghèo lắm

                                       ta rửa rau bến sông cho con cả cùng ăn

 

                                       ta mổ lợn

                                       con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt

                                        cả dưới sông cũng có Tết như người

                                        trên bãi sông

                             ta trồng cây cải tươi

                                       ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật

                                        lúa gặt rồi — còn lại rơm thơm

                                       trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh...

                                      

                                       Cùng một bến sông phía dưới

                                        trâu đằm phía trên ta tắm...

                                       trong kí ức ta

                                   một dòng xanh trong chảy mãi

                                       đến vô cùng!...

(Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, 2011, tr.61-62.)

Xem đáp án » 27/09/2024 30

Câu 3:

Nêu nhận xét của anh/ chị về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình.

Xem đáp án » 27/09/2024 25

Câu 4:

Các toà nhà Dương Trạm dẫn Tử Hư đi chơi thăm có đặc điểm chung là gì?

Xem đáp án » 27/09/2024 24

Câu 5:

Chỉ ra tác dụng của các yếu tố kì ảo trong truyện

Xem đáp án » 27/09/2024 23

Câu 6:

Chỉ ra biện pháp câu hỏi tu từ có trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 20

Câu 7:

Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên

Xem đáp án » 27/09/2024 20

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »