IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 76

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc lắng nghe trong cuộc sống.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết của việc lắng nghe trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý nghĩa của việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

- Lắng nghe là quá trình chủ động, tập trung, trong đó người nghe phải nhẫn nại, chân thành lắng nghe những thanh âm cuộc sống quanh mình hoặc lắng nghe người khác bộc bạch, chia sẻ, trình bày quan điểm, ý kiến, ... về những câu chuyện của họ.

- Việc lắng nghe đem đến cho cơ hội được sở hữu chiếc chìa khóa diệu kỳ mở cánh cửa khám phá những điều tuyệt vời từ cuộc sống muôn màu.

- Lắng nghe tạo nhịp cầu kết nối con người: “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ”. Khi lắng nghe người khác, ta sẽ biết đặt mình vào vị trí của họ; để cảm thông với họ, thay vì vội vàng đưa ra những nhận định, phán xét, định kiến phiến diện, tiêu cực, khiến họ bị tổn thương. Biết lắng nghe, mỗi người sẽ sống bao dung, vị tha, chân thành hơn.

- Lắng nghe giúp mỗi người tự rèn luyện cho mình tính nhẫn nại, kiên trì để đúc rút cho mình những bài học, kinh nghiệm quý báu

- Lắng nghe là cách mỗi người thể hiện thái độ tôn trọng người khác, đồng thời nắm bắt thành công theo cách riêng của mình.

- Lắng nghe cũng là con đường hóa giải các xung đột, mâu thuẫn lớn nhỏ trong đời sống, xã hội ...

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chiếc thẻ xanh” ở cuối văn bản?

Xem đáp án » 13/06/2024 74

Câu 2:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó ...

(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.118)

Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về việc vận dung chất liệu văn học dân gian của tác giả.

Xem đáp án » 13/06/2024 43

Câu 3:

Qua văn bản, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc biết nhìn nhận và sửa chữa sai lầm?

Xem đáp án » 13/06/2024 31

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »