Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
Mục tiêu của bạn chỉ là được chơi nhạc, nhưng nó đã đưa bạn đến đâu nào!
Chuyện này có thường xảy ra không... một người bắt đầu học tiếng Nhật và khi họ tiến bộ hơn, anh ta say mê văn hóa Nhật. Anh du lịch sang thăm nước Nhật một chuyến. Thế là anh ta được làm việc cho một công ty Nhật, định cư luôn tại Tokyo và cưới một cô vợ Nhật.
Mục tiêu chỉ là học tiếng Nhật nhưng nó đã thay đổi cả cuộc đời của họ.
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: “Mục tiêu chỉ là... nhưng...”.
- Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật tác dụng của việc đặt ra mục tiêu có thể làm thay đổi cuộc đời của mỗi chúng ta. Đồng thời giúp sự diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn.
Hoặc:
- Biện pháp tu từ liệt kê: “bắt đầu học tiếng Nhật”, “say mê văn hóa Nhật”, “du lịch sang thăm nước Nhật”, “làm việc cho một công ty Nhật”, “định cư luôn tại Tokyo”, “cưới một cô vợ Nhật”.
- Tác dụng: Nêu đầy đủ, chi tiết tiến trình, kết quả đạt được khi đặt ra mục tiêu học tiếng Nhật. Đồng thời khiến sự diễn đạt trở nên sinh đông, hấp dẫn và thuyết phục hơn.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.109)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm hướng về cội nguồn của người cách mạng được thể hiện trong đoạn thơ.
Lời khuyên ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?