Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc).
- Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra.Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa.
Giá trị của a là
A. 50,40
B. 50,91
C. 57,93
D. 58,20
Chọn D.
Ta có khối lượng mỗi phần là 30,66 gam.
Cho phần một tác dụng với NaOH dư thu được 0,09 mol H2 do vậy trong X chứa Al dư.
Vậy trong mỗi phần chứa Fe, Al2O3 và Al dư 0,06 mol.
Cho phần 2 tác dụng với 1,74 mol HNO3 thu được 0,18 mol NO. Cô cạn dung dịch Y thu được các muối, nung rắn tới khối lượng không đổi thu được rắn chứa Al2O3 và Fe2O3 có số mol bằng nhau.
Gọi số mol của Fe, Al2O3 trong mỗi phần lần lượt là a, b 56a + 102b + 0,06.27 = 30,66
Và a = 2b + 0,06
Giải hệ: a=0,3; b=0,12.
Gọi x là số mol NH4NO3 có thể tạo ra.
Bảo toàn e: 1,56 – 2x = 0,12.6 + 0,18.3 + 8x
Vậy NO3- trong muối là 1,5 mol.
Muối trong Y gồm Al(NO3)3 0,3 mol, Fe(NO3)2 0,3 mol và NH4NO30,03 mol.
Cho Y tác dụng với Na2CO3 dư thu được kết tủa là Al(OH)3 0,3 mol và FeCO3 0,3 mol.
a = 58,2 gam
Dẫn từ từ khí CO qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 và BaO, thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z và chất rắn T. Chất rắn T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được chất rắn T1 và dung dịch T2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây sai
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là
Cho các phát biểu sau:
(a) Cr2O3 là oxit lưỡng tính và được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(b) Trong các phản ứng, cation Cr3+ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
(c) Crom (VI) oxit bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, cacbon, photpho, amoniac.
(d) Cho vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào dung dịch K2Cr2O7, màu của dung dịch không thay đổi.
(e) Rubi nhân tạo được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp Al2O3, TiO2, Fe3O4.
(g) Trong điện phân, anot xảy ra quá trình oxi hóa; còn trong ăn mòn điện hóa, anot xảy ra quá trình khử.
(h) Ăn mòn kim loại trong thực tiễn chủ yếu là ăn mòn điện hóa.
(i) Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim và tính cứng.
(k) Trong các kim loại nhẹ thì Cs có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Số phát biểu đúng là:
Một trong những rủi ro khi dùng mỹ phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc là bị nhiễm độc kim loại nặng M với biểu hiện suy giảm trí nhớ, phù nề chân tay. Trong số các kim loại đã biết M có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Kim loại M là
Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Khử hoàn toàn một oxit của kim loại M bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 8,96 gam kim loại M và 5,376 lít khí CO2 (đktc). Oxit của kim loại là
Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội
Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
Cho 18,64 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O vào lượng nước dư, thu được a mol khí H2; đồng thời còn lại 6,8 gam rắn không tan. Giá trị của a là
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo tác dụng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ mol 1 : 3.
(2) Các dung dịch protein đều cho phản ứng màu biure.
(3) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
(4) Hợp chất H2N-CH2-CH2-COOCH3 là este của alanin.
(5) Độ ngọt của saccarozơ kém hơn fructozơ.
(6) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là