II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Có thể theo hướng:
- “Tâm hồn” là sự biểu hiện cho những suy nghĩ cảm xúc hay thậm chí là tư tưởng và bản tính của mỗi cá nhân. “Nuôi dưỡng tâm hồn” là việc chúng ta có những ý thức và hành động tích cực hướng tâm hồn mình hướng thiện, trở nên tốt đẹp hơn. Việc nuôi dưỡng sự phát triển tâm hồn của mỗi người là điều rất cần thiết.
- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người ý thức về hành động và có cái nhìn sâu sắc, tinh tế hơn về cuộc sống.
- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, hòa hợp với mọi người.
- Nuôi dưỡng tâm hồn là khâu đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sông đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Theo anh/ chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”?
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.