(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 12)
-
68 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2:
Theo tác giả, chấp nhận được hiểu là như thế nào?
Theo tác giả chấp nhận được hiểu:
- Chấp nhận không có nghĩa là cam chịu, cố thủ trong một hàng rào cách biệt với tất cả mọi thứ.
- Chấp nhận là mở rộng tâm hồn, biết đón lấy những thay đổi khi cần thiết để không ngừng làm mới bản thân, trau dồi nhân cách.
Câu 3:
Theo anh/ chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”?
Tác giả cho rằng: “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi” vì khi chúng ta biết chấp nhận nghĩa là biết bằng lòng và đồng tình với hiện thực tốt đẹp hoặc chưa được như mong muốn của chính bản thân mình thì hướng tích cực.
- Mặt khác, qua câu nói trên, tác giả muốn khuyên mọi người hãy biết chấp nhận bản thân và không ngừng thay đổi để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị sau văn bản là gì?
Thí sinh nêu rõ thông điệp và lí giải thuyết phục:
Sau đây là một gợi ý:
- Hãy chấp nhận bản thân để mỗi người trở nên trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Có thể theo hướng:
- “Tâm hồn” là sự biểu hiện cho những suy nghĩ cảm xúc hay thậm chí là tư tưởng và bản tính của mỗi cá nhân. “Nuôi dưỡng tâm hồn” là việc chúng ta có những ý thức và hành động tích cực hướng tâm hồn mình hướng thiện, trở nên tốt đẹp hơn. Việc nuôi dưỡng sự phát triển tâm hồn của mỗi người là điều rất cần thiết.
- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người ý thức về hành động và có cái nhìn sâu sắc, tinh tế hơn về cuộc sống.
- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, hòa hợp với mọi người.
- Nuôi dưỡng tâm hồn là khâu đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sông đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Khổ thơ 7, 8, 9 là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu từ đó thấy được tư duy hiện địa của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và đoạn thơ trong đề
* Phân tích về đoạn thơ
- Sóng và tiếng lòng về niềm tin mãnh liệt trong tình yêu của người phụ nữ
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
+ Giữa “đại dương" vô cùng vô tận của biển cả mênh mông, của vũ trụ bao la, quy luật của tự miền của tram ngàn” con sóng là dù “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”, là “dữ dội, ồn ào” hay “dịu êm, lặng lẽ”, dù ngày hay đêm thì sóng vẫn là những con sóng miên man, dạt dào với cuộc hành trình tìm về bến bờ quen thuộc.
+ Đoạn thơ là sự khẳng định niềm tin mãnh liệt về những con sóng, sóng dù gặp muôn vàn những khó khăn và trở ngại, dù bão tố phong ba ngăn cản cuộc hành trình thì nó vẫn một lòng một dạ hướng đến bờ, vẫn vượt qua không gian, thời gian để đến với bờ. Cũng như trong tình yêu, người phụ nữ luôn tin tưởng mình sẽ vượt qua những éo le, nghịch cảnh để đến được với người mình yêu.
+ Khổ thơ có cấu trúc đảo độc đáo. Chúng ta có thể thay đổi trật tự các câu thơ trong khổ thơ này, đặc biệt là hai câu thơ cuối có thể đảo vị trí cho nhau: “dù muôn vời cách trở – con nào chẳng tới bờ”; nhưng không làm mất đi kết cấu của khổ thơ, cũng như không làm mất đi nội dung của khổ thơ. Cấu trúc độc đảo vị trí độc đáo ấy là cách đề Xuân Quỳnh muốn nói tiếng lòng về niềm tin, niềm tin không bao giờ mất đi. Điều này thêm một lần Xuân Quỳnh khẳng định: với người phụ nữ khi yêu, một khi đã lấy “phương anh” làm hướng để quy về thì dù vật đổi sao dời cũng không thể nào làm em thay đổi.
-> Xuân Quỳnh luôn lấy niềm tin như cứu cánh của đời mình, chị đã bám vào niềm tin mà đứng dậy sau những đổ vỡ, lấy tin yêu vá lại trái tim đầy tổn thương của chính mình để tiếp tục “Tự hát” với đời.
- Sóng là tiếng lòng về sự chấp nhận và sẵn sàng đối mặt với sự hữu hạn của thời gian:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ "Cuộc đội" và "năm tháng", "biển rộng" và “mây trời” và kiểu câu điều kiện “tuy – vẫn; dẫu – vẫn” kết hợp các tính từ “dài – rộng – xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh về sự chảy trối của thời gian và cái hữu hạn của đời người. Đặt cái hữu hạn của đời người vào cái vô hạn của thời gian, nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh. Cuộc đời tưởng là dài, nhưng trong dòng thời gian chảy trôi bắt tận, giữa trời biển bao la, con người có thể chỉ là một thóang phù vân. Với người phụ nữ, điều ám ảnh nhật vẫn là sợ sự tàn phai, tần phải năm tháng, tàn phai của tuổi trẻ, tàn phai nhan sắc và theo đó là sở tàn phai của tình yêu. Nỗi lo âu đó ở phụ nữ là điều có thật.
+ Đời người dù có trăm năm cũng là hữu hạn, cuối cùng vẫn phải dừng chân. Cũng như biển kia dẫn rộng nhưng cũng không thể chứa hết hành trình của một đám mây trời. Cuộc đời luôn có những cái bất thường trước sự vô thường ấy là quy luật. Cũng như tình yêu có sức mạnh vô biên nhưng cũng đầy mong manh bởi “lời yêu mỏng mảnh như làn khói – ai biết lòng anh có đổi thay” nên nhà thơ nhận thức rõ rằng cần sẵn sàng đón nhận và dũng cảm vượt qua.
-> Xuân Quỳnh nhạy cảm và day dứt trước thời gian và kiếp người, giữa đổ vỡ và tin yêu đó là lí do hồn thơ chị trở nên tha thiết, mãnh liệt giữa cuộc đời.
- Sóng là tiếng lòng về khao khát được hòa mình vào biển lớn để hiện thực khát vọng bất tử với tình yêu.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biên lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
+ Hai chữ “làm sao” như tả hết được những trăn trở, băn khoăn, niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ. “Tan ra” không phải là mất đi, không phải là để vào cõi hư vô mà “tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là khao khát được hoá thân cái tôi cá thể vào “trăm con sóng nhỏ” để hoà mình vào “biển lớn tình yêu” để vĩnh hằng hoá, bất tử hoá tình yêu cũng là một cách để vượt qua giới hạn mong manh của cõi người.
+ “Tan ra” còn là để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu. Trong phút giây giao hoà của cảm xúc thì “tan ra” chính là biểu hiện của sự hoà nhập, thấu hiểu. Yêu và mong ước được hiến dâng và hi sinh cũng chính là khao khát được sống hết mình vì tình yêu. Có như thế tình yêu mới có thể tồn tại vĩnh hằng cùng với thời gian, mới chiến thắng được cái hữu hạn mong manh của đời người.
+ Khao khát của Xuân Quỳnh là chủ động được “tan ra, thành trăm con sóng nhỏ” để dâng hiến, hòa sự nhỏ bé mong manh của mình vào biển lớn tình yêu nhân loại, để bất tử hóa giá trị, sức sống tình yêu của mình.
-> Xuân Quỳnh đã chứng minh cho thế hệ chị, thế hệ sau và muôn đời sau rằng: Con người nhỏ bé nhưng không hề hư vô. Sóng Xuân Quỳnh tuy nhỏ bé nhưng không hề vô nghĩa. Bở đó là con sóng tận hiến cho một lẽ sống lớn, tận hiến cho một tình yêu lớn. Và đó cũng là cách ứng xử của Xuân Quỳnh trước sự hữu hạn trong cuộc đời đặt ở khổ thơ trước đó.
- Nghệ thuật đặc sắc:
+ Sáng tạo hình tượng “sóng” độc đáo
+ Thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu
+ Sử dụng các phép tu từ: nhân hóa, ẩn dụ,...
+ Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế
+ Giọng thơ mềm mại, nữ tính.
* Đánh giá chung
- Đoạn thơ là tiếng lòng về niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, về sự sẵn sàng chấp nhận và đối mặt với sự hữu hạn của thời gian của kiếp người, đồng thời là khao khát được hòa mình vào biển lớn để bất tử với tình yêu.
- Đoạn thơ góp phần khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu, đồng thời góp phần thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh: là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
* Nhận xét tư duy hiện đai của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
- “Sóng” cho ta thấy được những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: Đó là lo lắng, băn khoăn và cả những dự cảm không lành về sự đổ vỡ.
"Sóng” mang tư duy hiện đại của người phụ nữ: Yêu táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc dù thấp thỏm trước cái vô tận của thời gian nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.
-> Như vậy, qua “Sóng” ta không chỉ thấy được những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu mà còn thấy được tư duy hiện đại của người phụ nữ cũng đồng thời là tư duy hiện đại của nữ sĩ Xuân Quỳnh.