II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều cần làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều cần làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Có thể theo hướng:
- Trước tiên, cần hiểu bản thân; hiểu những mong muốn, khao khát; hiểu điểm mạnh, điểm yếu và xác định rõ mục tiêu rõ ràng cho tương lai.
- Sau đó, nghiêm túc kỷ luật hành động và phải kiên trì, nỗ lực theo đuổi đến cùng, không chán nản hay từ bỏ nếu gặp khó khăn, thách thức.
- Song song với đó, học tập, rèn luyện tiếp thu những tri thức xung quanh để hoàn thiện bản thân mình trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Những dòng thơ sau gợi nhắc cho anh/ chị điều gì về thái độ sống:
Thái độ bao trùm lên tất cả,
Thực hơn cả một tảng đá
Thế giới như được tô màu
Trên từng điểm, giao hòa.
Chỉ ra phép tu từ được thể hiện trong những dòng sau:
Ta không phải là bầu trời
Ta không phải là những miên man giục gọi
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được trong những quyền ấy có quyền được sống quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền tại và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai hối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.26)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.