(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 13)
-
88 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chỉ ra phép tu từ được thể hiện trong những dòng sau:
Ta không phải là bầu trời
Ta không phải là những miên man giục gọi
Phép tu từ được thể hiện trong những dòng thơ: Điệp cấu trúc câu “Ta không phải là...”
Câu 3:
Những dòng thơ sau gợi nhắc cho anh/ chị điều gì về thái độ sống:
Thái độ bao trùm lên tất cả,
Thực hơn cả một tảng đá
Thế giới như được tô màu
Trên từng điểm, giao hòa.
Những dòng thơ là quan điểm của tác giả về thái độ sống. Thái độ sống còn được hiểu là cách thể hiện suy nghĩ và hành động trước một sự vật, hiện tượng nào đó thực sự có ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ đến chúng ta. Nó là một trong những yếu tố khiến cuộc sống trở nên phong phú hơn.
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị sau văn bản là gì?
Thí sinh nêu rõ thông điệp và lí giải thuyết phục:
Sau đây là một gợi ý:
- Hãy có thái độ sống đúng đắn vì đó là điều cần thiết bởi ai cũng có nhu cầu thể hiện suy nghĩ và hành động trước một sự vật, hiện tượng nào đó trong đời sống tuy nhiên đừng để thái độ sống của mình ảnh hưởng đến cảm xúc hay cuộc sống của người khác.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều cần làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều cần làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Có thể theo hướng:
- Trước tiên, cần hiểu bản thân; hiểu những mong muốn, khao khát; hiểu điểm mạnh, điểm yếu và xác định rõ mục tiêu rõ ràng cho tương lai.
- Sau đó, nghiêm túc kỷ luật hành động và phải kiên trì, nỗ lực theo đuổi đến cùng, không chán nản hay từ bỏ nếu gặp khó khăn, thách thức.
- Song song với đó, học tập, rèn luyện tiếp thu những tri thức xung quanh để hoàn thiện bản thân mình trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được trong những quyền ấy có quyền được sống quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền tại và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai hối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.26)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” và nhận xét tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và đoạn trích.
* Phân tích về đoạn trích
- “Tuyên ngôn độc lập" ra đời trong một tình thế hết sức ngặt nghèo nhưng lại được ví như là thử thách quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Lúc này trên thế giới cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Thực dân Pháp gián tiếp chuẩn bị cho xâm lược nước từ lần thứ hai, chúng tạo dư luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, đây vốn là đất bảo hộ của Pháp bị chiếm nay Nhật đã đầu hàng Đồng minh, Pháp đương nhiên có quyền trở lại Đông Dương để thay thế quân đội Nhật. Tình hình trong nước nhân dân đoàn kết nổi dậy khởi nghĩa hành chính quyền. Như nhìn thấu mưu đồ ấy, ngày 26 tháng 8 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người đã soạn bản Tuyên ngôn. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Trích dẫn hai Bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, nguyên do là vì:
+ Thứ nhất, đây là hai Bản Tuyên ngôn được coi là hai mốc son chói lọi trong sự nghiệp phát triển nhân loại, đánh dấu bước chuyển mình của cả nhân loại. Vì thế, mở đầu bằng cách trích dẫn như vậy của Bác đã thể hiện sự trân trọng và tư tưởng kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại của Người.
Để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta là đúng và phù hợp với công luận quốc tế, mở đầu tuyên ngôn Người không ôn lại những trang sử chói lọi của của dân tộc, không mang những ngôn từ quan điểm riêng của mình mà trích dẫn nguyên văn những lời bất hủ trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ năm 1776: Tất cả mọi người sinh ra để có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do", tiếp sau là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và luôn phải tự do bình đẳng về quyền lợi”.
.Có thể thấy nội dung của hai bản Tuyên ngôn đã đề cập đến chân lý cao cả mà nhân dân nước Mỹ và Pháp đã phải đổ biết bao xương máu và cả nước mắt để viết lên. Bởi từ lịch sử cho thấy Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ ra đời sau khi Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Còn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp cũng ra đời sau chiến thắng chống áp bức bất công. Vậy nên tự thân nó đã cho thấy tính nhân văn và tiến bộ được kết tinh từ chân lý thời đại và được toàn thế giới công nhận.
+ Thứ hai, đây là hai nước được coi là cường quốc lúc bấy giờ và có sức ảnh hưởng rất rộng trên thế giới. Đưa vào trích dẫn sẽ là cơ sở pháp lý rất vững chắc cho Bản tuyên ngôn của Việt Nam.
Bao năm bôn ba nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu được sâu sắc rằng: Giành được độc lập đã khó, để nền độc lập đó được tất cả các nước công nhận, tôn trọng còn khó hơn rất nhiều lần. Muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ nền tảng lí lẽ vững chắc có chân lí, mang tính thuyết phục cao. Nên việc trích dẫn đã cho thấy nếu nước Pháp và Mỹ đã đề cập đến quyền con người như một tất yếu của tạo hóa thì một lần nữa Người khẳng định quyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là đi từ chính những lời lẽ tổ tiên người Mỹ và người Pháp đặt ra, họ không có quyền được xâm phạm.
+ Thứ ba, đây là hai bản Tuyên ngôn lớn, trích dẫn và cách gián tiếp khẳng định vị thế của dan tộc Việt Nam ngang Pháp hay bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
Với Hồ Chí Minh, cuộc vùng dập phá tan xiềng xích của dân ta giành quyền làm người trong một đất nước có chủ quyền được so sánh với những cuộc cách mạng của các dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ đấu tranh thoát khỏi ách thực dân Anh, cuộc cách mạng Dân quyền và Nhân quyền của Pháp cuối thế kỷ XVIII. Nếu hai nước Mỹ, Pháp giành độc lập, tự do từ quá đấu tranh bảo vệ lẽ phải và quyền con người thì dân tộc Việt Nam cũng giành được tự do, độc lập từ quá trình đấu tranh trả giá bằng xương máu, do đó, vị thế của dân tộc Việt Nam ngang hàng với nền độc lập của Mỹ, Pháp hay bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
+ Thứ tư, đó là kế sách “Gậy ông đập lưng ông” của Người.
Gắn với hoàn cảnh ra đời của Bản Tuyên ngôn từ sự phân tích tình hình thực tiễn, người đã viết đã tiên cảm thấy có những kẻ đang cố tình toan tính âm mưu “chối cãi”, chà đạp lên “lẽ phải”. Kẻ đó là thực dân Pháp với luận điệu xảo trá, lừa bịp dư luận thế giới để quay lại đặt ách nô dịch. Kẻ đó là đế quốc Mỹ đang núp sau quân Tưởng âm mưu nhòm ngó can thiệp sâu vào Đông Dương. Để ngăn chặn âm mưu toan tính ấy Người đã dùng lý lẽ của đối thủ để bác bỏ chính đối thủ. Muốn chối cãi lẽ phải thì hãy đọc lại những lời lẽ mà tổ tiên mình từng nói. Nếu Pháp và Mỹ cố tình đi ngược lại tức là họ đã phủ nhận chính tổ tiên mình làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo đã từng là niềm tự hào của cha ông họ. Như vậy nghệ thuật “Gậy ông đập lưng ông” giúp Hồ Chí Minh gạt bỏ và ngăn chặn âm mưu toan tính sâu xa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Nghệ thuật trích dẫn cho thấy Hồ Chí Minh thể hiện sự nhạy cảm về chính trị và sắc sảo về tư duy.
Nếu nước Mỹ và nước Pháp đã đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu của tạo hóa thì một lần nữa Người khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là đi từ chính những lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp đặt ra - Hai bản Tuyên ngôn đã được toàn thế giới công nhận về tính nhân văn và tiến bộ về quyền lợi con người, đề cao con người và nói về con người.
- Nghệ thuật lập luận phần mở đầu tuyên ngôn vừa có tính nghệ thuật sắc bén lại vừa thể hiện được sự khéo léo và kiên quyết, thông minh và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
+ Khéo léo bởi Bác đã trân trọng những tư tưởng tiến bộ của người Pháp và Mỹ, những chân lý và truyền thống vẻ vang của họ.
+ Kiên quyết khi bản Tuyên ngôn độc lập một mặt khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lý mà người Mỹ và người Pháp đưa ra, một mặt ngầm cảnh báo họ: Nếu thực dân Pháp tấn công Việt Nam thêm một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm dơ bẩn lá cờ nhân đạo mà dân tộc họ đã bao đời gây dựng.
+ Thông minh và sáng tạo bởi lời “suy rộng ra” của Người mang tầm tư tưởng lớn của nhà cách mạng khi phát triển từ quyền con người thành quyền tự do, độc lập của dân tộc, mặt khác ngầm đặt ba bản Tuyên ngôn của ba nước Việt Nam – Mỹ- Pháp ngang hàng nhau. Từ đó gián tiếp khẳng định thành quả to lớn của Cách mạng tháng Tám, thế đứng của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam là do nhân dân Việt Nam đồng lòng để cùng lúc lật đổ được chế độ phong kiến, chế độ thực dân và chế độ phát xít. Điều ấy kín đáo gợi niềm tự hào dân tộc. Nó khiến chúng ta càng cảm nhận, càng tự hào, còn quốc tế càng đọc, càng không khỏi khâm phục. Vì thế, tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Đặc sắc nghệ thuật:
+ Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị.
+ Sử dụng sáng tạo. linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật khác nhau, đặc biệt là nghệ thuật trích dẫn và lập luận nhằm mục đích thiết thực cho tác phẩm. + Tư tưởng, tình cảm luôn vận động một cách tự nhiên hướng về nền tự do, độc lập của dân tộc.
- Đánh giá chung:
+ Với nghệ thuật lập luận sắc bén, chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” đã “suy rộng ra” và khẳng định chân lí: Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
+ Đoạn mở đầu góp phần tạo nên giá trị sâu sắc của bản tuyên ngôn: là áng văn chính luận mẫu mực đầy tâm huyết, một nghệ thuật lập luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc.
* Nhận xét tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tính sáng tạo trong trong nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở khía cạnh Người đã nâng quyền tự do, độc lập của cá nhân lên thành quyền tự do, độc lập của dân tộc: Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Mặt khác, ngầm đặt ba bản Tuyên ngôn của ba nước Việt Nam – Mỹ - Pháp mang bằng nhau. Từ đó gián tiếp khẳng định thành quả to lớn của Cách mạng tháng Tám, thế đứng của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam. Điều ấy còn kín đáo gợi niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ.
- Tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở khía cạnh Người đã nên cao quyền bình đẳng của con người xóa bỏ mọi khoảng cách giữa giai cấp, chủng tộc, giới tính: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không thể chối cãi được.
=> Như vậy, tính sáng tạo trong nghệ thuật lập luận củ Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần tạo nên căn cứ pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn độc lập”. Theo đó, “Tuyên ngôn độc lập” đã trở thành áng văn chính luận mẫu mực, xuất sắc trong lịch sử văn học dân tộc.