II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc thấu hiểu chính mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc thấu hiểu chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc thấu hiểu chính mình.
Có thể theo hướng:
- Thấu hiểu chính mình là khả năng nhận thức rõ ràng về những đặc điểm, suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, hành động của bản thân.
- Học được cách yêu bản thân và chấp nhận những khiếm khuyết của mình và biết cải thiện những điểm yếu để trở thành mẫu người mà bản thân mong muốn.
- Tự tin hơn, khi thấu hiểu được bản thân thì sự nghi ngờ sẽ biến mất, chúng ta sẽ học được cách chấp nhận chính mình và sẽ không dễ bị người khác tác động.
bản
- Biết tạo dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt hơn, khi đã thấu hiểu về thân, chúng ta có thể sẵn sàng chia sẻ với người khác, biết mình phù hợp với kiểu người như thế nào để tìm thấy và hòa nhập.
- Thấu hiểu chính mình giúp chúng ta nhanh chóng đưa ra những quyết định tốt nhất cho mình, nhờ đó có thể giảm căng thẳng, áp lực trước những lựa chọn.
- Cảm thấy tràn đầy sức sống hơn, khi thấu hiểu bản thân sẽ mang lại năng lượng dồi dào, giúp chúng ta hào hứng với cuộc sống và khiến mọi trải nghiệm trở nên phong phú hơn...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thắm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Dốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau nốn nghìn năm ải đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.120)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Việc trích dẫn câu nói của Einstein: Không phải tất cả mọi thứ đếm được đều đáng kẻ và không phải tất cả mọi thứ đáng kể đều đếm được có tác dụng gì?
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản là gì?