II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về những điều cần làm để thể hiện lòng tự hào dân tộc.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cách thức thể hiện lòng tự hào dân tộc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề cách thức thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Có thể theo hướng:
- Muốn thể hiện lòng tự hào dân tộc trước hết cần phải có ý thức tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Cần có lòng biết ơn, ý thức tôn trong giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các dự án, hoạt động đền ơn đáp nghĩa,...
- Phê phán những hành vi, việc làm gây tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Tổ quốc Việt Nam tôi có rừng biển núi đồi
Có câu hát mẹ ru: “Con cò bay là..."
Có chuyện cổ tích với bao điều kỳ lạ
Thạch Sạch, Lý Thông, chuyện cô Tấm thật thà...
Từ suy ngẫm của tác giả về một nhân cách Việt Nam trong bài thơ trên, anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Chở nặng phù sa hai miền Nam Bắc
Mẹ Việt Nam tảo tần nuôi con đánh giặc
Chiếc võng Trường Sơn, ru đất nước ngàn đời
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khô này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ dược... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tử vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt nam, 2020, Tr. 28,29)
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.