Chủ nhật, 03/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 50

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc cần phải làm gì khi đối diện với những vết thương lòng?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

suy nghĩ của anh/chị về việc cần phải làm gì khi đối diện với những vết thương lòng

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích: vết thương lòng hay còn gọi là vết thương tâm lý là những tổn thương trong tận cõi lòng (tâm hồn), ví dụ: bị ngược đãi, bị phản bội trong các mối quan hệ, chứng kiến cảnh tượng hãi hùng, bị sốc tâm lí…

- Ý nghĩa: vết thương lòng nếu không được nhận diện, chữa trị kịp thời nó sẽ để lại hậu quả nặng nề đến sức khoẻ tinh thần và thể chất, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tính cách con người…Nhưng nếu vượt qua được, vết thương lòng sẽ là cơ hội để tôi luyện, hoàn thiện con người.

- Vậy phải làm gì khi đối diện với những vết thương lòng:

+ nhận diện rõ vết thương lòng của mình để tìm cách chữa trị phù hợp.

+ Tìm đến người trong cuộc để tháo gỡ nếu có thể

+ Bản thân luôn nỗ lực, hướng đến những điều tích cực để vượt qua:

` tăng cường sự kết nối với thiên nhiên

`mở lòng hơn với mọi người xung quanh để chia sẻ, đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân…

`sống bao dung độ lượng…

Nêu DC trong thưc tế để chứng minh

- Liên hệ, rút ra BH cho bản thân: là HS chúng ta còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng, dễ vấp ngã và tổn thương, nhưng chúng ta phải luôn cố gắng không ngừng để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, để bản thân trưởng thành và hoàn thiện

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Xem đáp án » 13/06/2024 33

Câu 2:

Trong đoạn trích “hạt cát” còn được nguyễn Tuân gọi là gì?

Xem đáp án » 13/06/2024 31

Câu 3:

Việc tác giả kể ra câu chuyện trai làm ngọc trong đoạn trích có tác dụng gì?

Xem đáp án » 13/06/2024 29

Câu 4:

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên?

Xem đáp án » 13/06/2024 26

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:

“…Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.199-200)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem đáp án » 13/06/2024 26

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »