IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 17

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:

“…Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.199-200)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

 Vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế và cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm giới thiệu đoạn trích

- Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có sự gắn bó, am hiểu sâu sắc về xứ Huế trên nhiều lĩnh vực. Là một nhà văn chuyên viết bút kí, nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ những hiểu biết sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử…với lối hành văn: hướng nội súc, mê đắm, tài hoa.

- Tác phẩm: bút kí ADDTCDS được viết tại Huế 1981, in trong tập sách cùng tên, trong đó thấm đẫm lòng yêu nước, tinh thần dân tộc lòng tự hào sâu sắc của nhà văn đối với vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên đất nước

- Đoạn trích: Là đoạn miêu miêu tả dòng chảy của sông Hương từ đồng bằng về đến ngoại vi thành phố Huế. Đây là một trong những đoạn văn đặc sắc thể hiện vẻ đẹp của sông Hương và tài năng miêu tả độc đáo có tính phát hiện của HPNT. 

* Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích

- LĐ 1: SH trong cuộc “tìm kiếm có ý thức” để gặp thành phố tương lai của nó

+ tác giả ví von sông Hương như một “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”: gợi liên tưởng thú vị tới truyện cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” =>đó là vẻ đẹp mơ màng, trong sáng, đầy quyến rũ của dòng sông

+ dòng sông “chuyển dòng liên tục”, “vòng đột ngột”, “uốn mình theo những đường cong thật mềm”, “vẽ một hình cong thật tròn… ôm lấy đồi Thiên Mụ, vượt qua vực sâu… đi giữa âm vang… trôi đi giữa hai dãy đồi…”

+ Trong cái nhìn đầy tình tứ và lãng mạn của nhà văn đoạn chảy này như một “cuộc tìm kiếm có ý thức” của một người tình đích thực về với thành phố tương lai của nó, giống như trong một câu chuyện cổ tích về tình yêu, phô khoe tất cả vẻ đẹp gợi cảm của người thiếu nữ với những đường cong quyến rũ với người tình mong đợi của người gái đẹp

- LĐ 2: SH mềm mại, duyên dáng và huyền ảo trong sắc nước biến đổi diệu kì

+ Đi trong dư vang của Trường Sơn, sắc nước trở nên xanh thẳm, mềm như tấm lụa

+ Mảng phản quang nhiều màu sắc “sáng xanh trưa vàng, chiều tím”

- LĐ 3: SH trầm mặc, u tịch như triết lí như cổ thi

+ SH thấm vào lòng mình vẻ đẹp “u tịch” của rừng thông, vẻ đẹp “trầm mặc… như triết lý, như cổ thi”

+ Khi thoát ra khỏi những vực sâu, những núi đồi, những lăng tẩm u buồn… dòng sông như bừng sáng tươi tắn khi gặp mênh mang “tiếng chuông chùa Thiên Mụ

-> Ds mang trong nó những trầm tích văn hoá, lịch sử lâu đời.

* Đánh giá

Đoạn trích sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, so sánh, liên tưởng độc đáo. Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ. Giọng văn mượt mà, truyền cảm. Bài ký rất tiêu biểu cho phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa…

* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện của nhà văn về dòng sông

- Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một người con gái mang vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ, quyến rũ “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”

- Trong cái nhìn đầy tình tứ và lãng mạn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: khám phá ra sông Hương trong đoạn chảy này dòng chảy của nó như một “cuộc tìm kiếm có ý thức” của một người tình đích thực khôn ngoan, luôn biết tự làm mới mình, trang điểm cho mình trước khi đến gặp người tình mà nó mong đợi.

- Cái nhìn thể hiện khả năng quan sát tinh tế, trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú, tài hoa

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc cần phải làm gì khi đối diện với những vết thương lòng?

Xem đáp án » 13/06/2024 31

Câu 2:

Trong đoạn trích “hạt cát” còn được nguyễn Tuân gọi là gì?

Xem đáp án » 13/06/2024 22

Câu 3:

Việc tác giả kể ra câu chuyện trai làm ngọc trong đoạn trích có tác dụng gì?

Xem đáp án » 13/06/2024 19

Câu 4:

Anh/chị rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Xem đáp án » 13/06/2024 18

Câu 5:

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên?

Xem đáp án » 13/06/2024 16

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »