IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 55

II. LÀM VĂN 

     Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:

Ở ngoài kia đại dương 

Trăm ngàn con sóng đó 

Con nào chẳng tới bờ 

Dù muôn vời cách trở 

 

Cuộc đời tuy dài thế 

Năm tháng vẫn đi qua 

Như biển kia dẫu rộng 

Mây vẫn bay về xa 

 

Làm sao được tan ra 

Thành trăm con sóng nhỏ 

Giữa biển lớn tình yêu 

Để ngàn năm còn vỗ. 

Biển Diêm Điền, 29-12-1967

         (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB GD, 2015, Tr.156)

 

Anh/Chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

 Mở bài giới thiệu đượcvấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm “Sóng”, đoạn trích:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào.

- Đoạn trích là ba khổ cuối của bài thơ, thể hiện niềm tin và khát vọng trong tình yêu của người phụ nữ.

2. Phân tích đoạn trích

2.1. Nội dung:

* Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời (Khổ 7)

- Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa em và sóng.

- Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng-bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai; bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây“sóng” lại là hình ảnh của người con gái,“bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy… 

- Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình. 

→ Từ đó chúng ta thấy được vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung và sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu: niềm tin vào tình yêu sẽ cập được bến bờ hạnh phúc nếu biết vượt qua muôn trùng cách trở. 

* Khát vọng tình yêu (Khổ 8-9): 

- Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Xuân Quỳnh còn cảm thấy thấp thỏm âu lo khi nghĩ đến nỗi khát vọng tình yêu tuổi trẻ và quy luật nghiệt ngã của  thời gian:“năm tháng vẫn đi qua”. Đời người thì mỏng manh, ngắn ngủi; làm sao giữ mãi được tình yêu của một thời tuổi trẻ.  

- Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời, một tình yêu vượt qua mọi giới hạn. Muốn tình yêu được bền vững đến muôn đời, trở thành vĩnh hằng thì phải biết gắn tình yêu vào cuộc sống

+ “Tan ra” là khát vọng được hoà nhập vào cuộc đời, hóa thân vào những con sóng để vĩnh cửu hóa sự sống của cá nhân.

 Hai chữ “ngàn năm” đẩy khát vọng hoà nhập ấy đến độ vĩnh cửu.

   Động từ “vỗ” là biểu hiện của sức sống muôn đời...

+ Tình yêu không vị kỉ - chỉ biết cho riêng mình, mà là khát vọng được sống, dâng hiến hết mình

=> Đó là tiếng lòng của một tâm hồn giàu đức hi sinh và lòng cao thượng. Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng…

2.2. Về nghệ thuật: 

- Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt

- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu. 

- Xây dựng hình tượng sóng - một ẩn dụ nghệ thuật về tình yêu của người phụ nữ.

- Kết cấu song hành: sóngem 

2.3. Đánh giá chung:

- Qua hình tượng sóng trong bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say mà cũng rất trong sáng, cao cả; một tình yêu chung thuỷ và gắn kết sự sống cá nhân với cuộc đời, với con người. 

- Bài thơ cũng như 3 khổ thơ thơ cuối được đánh giá là tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh: hồn  nhiên, trong sáng mà ý nhị, sâu xa.

3. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: 

- Qua hình tượng sóng đoạn thơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: thiết tha, nồng nàn, thủy chung, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người, hi sinh và dâng hiến hết mình cho tình yêu.

- Từ đó ta thấy cái tôi Xuân Quỳnh thật chân thành, đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Biết lắng nghe điều kì diệu của cuộc sống!

Xem đáp án » 15/06/2024 63

Câu 2:

Anh/Chị hiểu như thế nào về câu trả lời của bầy kiến: Lão không thấy là có biết bao kẻ quanh lão nói cùng ngôn ngữ với lão nhưng chưa bao giờ hiểu đúng lão là cái quái gì à?

Xem đáp án » 15/06/2024 45

Câu 3:

Theo văn bản, loài kiến có những đặc tính nào?

Xem đáp án » 15/06/2024 37

Câu 4:

Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải?

Xem đáp án » 15/06/2024 30

Câu 5:

Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Xem đáp án » 15/06/2024 28

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »