Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 44

II. LÀM VĂN

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc làm chủ cuộc sống của mình.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành hoặc móc xích, đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của việc làm chủ cuộc sống của mình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc làm chủ cuộc sống của mình, đảm bảo hợp lí, thuyết phục phù hợp với chuẩn mực, đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Giải thích: Làm chủ cuộc sống của mình là tự mình chủ động quyết định cuộc sống của mình, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

- Bàn luận:

+ Người biết làm chủ cuộc sống của mình là người luôn làm chủ tình thế, dám nghĩ, dám hành động. Bất cứ ai cũng cần làm chủ cuộc sống của mình.

+ Biết làm chủ cuộc sống của mình làm cho con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ.

+ Để làm chủ được cuộc sống của mình, mỗi người cần luôn học hỏi, trau dồi tri thức, rèn luyện kĩ năng để luôn tự tin và thành công trong cuộc sống.

+ Phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, ỷ lại, thiếu tự tin, thụ động.

(HS cần nêu dẫn chứng)

- Rút ra bài học:

+ Biết làm chủ cuộc sống của mình là một thái độ sống tích cực của con người trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

+ Thế hệ trẻ cần phải biết làm chủ cuộc sống của mình để thành công, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…

Xem đáp án » 15/06/2024 92

Câu 2:

Người cha muốn nói điều gì với con qua những câu thơ sau:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Xem đáp án » 15/06/2024 76

Câu 3:

Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị?

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Xem đáp án » 15/06/2024 49

Câu 4:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 15/06/2024 30

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

            - Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

           (Trích Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,2020, tr 7-8)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài.

Xem đáp án » 15/06/2024 22

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »