IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 32

II. LÀM VĂN

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:

Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.

Trong buồng bên cạnh, Mị cũng thức suốt đêm im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho chồng. Lúc nào Mị mỏi quá, cựa mình, thì những chỗ lằn trói trong người lại đau ê ẩm. Mị lại gục đầu nằm thiếp đi. Khi đó, A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị. Mị choàng thức, lại nhặt nắm lá thuốc, xoa đều đều trên lưng chồng. Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến gỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 7-8)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về số phận ngươi lao động dưới chế thực dân và chúa đất miền núi được thể hiện trong đoạn trích.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.

- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của ông cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích, từ đó nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân chúa đất miền núi.

II. Phân tích

1. Phân tích đoạn trích.

*) Bối cảnh đoạn trích:

Đoạn trích được trích từ phần giữa của tác phẩm, sau khi Mị bị bắt về, trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá tra. Trong đêm tình mùa xuân, A Sử đi chơi và xảy ra xô sát với A Phủ. Đoạn trích là khi A Phủ phải chịu tội ở nhà thống lý Pá tra vì đã đánh con nhà quan thống lý và Mị đang chăm sóc cho A Sử.

*) Hình ảnh của bọn thực dân, chúa đất.

- Bọn thực dân, chúa đất với sự tha hóa.

+ Trong ngày xử tội, khi cần nhất là sự tỉnh táo thì những người mang trọng trách ấy lại say sưa bên bàn đèn thuốc phiện.

+ Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôi qua các lỗ cửa sổ.

+ Việc hút thuốc phiện xảy ra triền miên: “Cứ thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút” => Tác giả sử dụng câu được tách ra làm nhiều vế làm rõ sự kéo dài vĩnh viễn của việc hút thuốc phiện.

-> Hình ảnh bọn thực dân, chúa đất được tác giả tái hiện lại với tất cả sự tha hóa.

- Bọn thực dân chúa đất với sự độc ác, vô nhân đạo.

+ Việc xử tội A Phủ là một hành động ỷ quyền thế bức ép người lao động. Trong đêm tình mùa xuân, khi A Sử cậy quyền thế bức ép người dân, A Phủ đã vì chính nghĩa mà ra mặt dạy cho A Sử một bài học. Thế nhưng hành động vì nghĩa đó của A Phủ lại biến anh trở thành kẻ có tội và phải chịu những hình phạt vô cùng nặng nề từ các quan trên -> Ỷ quyền thế xem thường công lý.

+ Hình phạt dành cho A Phủ rất nhẫn tâm. Trong khi các quan trên say sưa bên bàn đèn thuốc phiện thì A Phủ lại chịu không biết bao nhiêu đòn roi, hết lượt này đến lượt khác. Việc hành hình A Phủ không dựa vào luật lệ mà phụ thuộc vào việc hút thuốc phiện của quan trên. Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh.

+ Sự độc ác, vô nhân đạo của bọn thực dân, chúa đất còn được thể hiện qua hành động của nhân vật A Sử. A Sử bắt Mị về làm dâu gạt nợ, đối xử với Mị không khác gì với kẻ ăn người ở thậm chí còn có phần cay nghiệt hơn.

+ A Sử đánh Mị đến mức chỉ cần Mị cựa mình thì những chỗ lằn lại đau ê ẩm. Khi Mị vì mệt quá mà thiếp đi thì thay vì cảm thấy biết ơn, thương sót cho người đã chăm sóc mình thì A Sủ lại sử dụng hành động có phần không nhân tính “đạp chân vào mặt Mị”.

=> Thực dân, chúa đất được tác giả tái hiện bằng tất cả sự tha hóa, độc ác và vô nhân tính. Chúng coi người lao động vô cùng rẻ mạt, không hề quan tâm đến họ và đối xử với họ giống như con trâu con ngựa trong nhà.

*) Hình ảnh Mị và A Phủ – đại diện cho người dân lao động.

- Hình ảnh nhân vật Mị, từ một cô gái có sức sống mãnh liệt trở thành một con rùa lùi lũi trong xó cửa, chịu bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Chịu đau đớn về thể xác:

+ Thoa thuốc cho chồng khi vết thương, chỗ lằn trói vẫn còn, người đau ê ẩm.

+ Bị đánh, đạp khi mệt mỏi mà ngủ thiếp đi.

- Nỗi đau đớn của Mị không chỉ dừng lại ở thế xác mà còn là sự chết lặng trong tâm hồn.

=> Mị là nạn nhân của hủ tục, của cường quyền, nam quyền và thần quyền.

- Hình ảnh nhân vật A Phủ, từ một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa biến thành tội đồ chịu sự hành hạ nhẫn tâm.

+ A Phủ vốn là một chàng trai khỏe mạnh, có ý trí kiên cường. A Phủ phải chịu tội một cách bất công chỉ vì cường quyền ép người.

+ A Phủ phải chịu sự hành hạ, tra tấn dã man đến từ bọn thực dân chúa đất: A Phủ phải quỳ giữa nhà, mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người thì đánh, người kể lể, chửi bới, tiếng đấm đánh huỳnh huỵch không có hồi kết.

=> A Phủ là nạn nhân của chế độ cường quyền vô nhân tính.

2. Nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân, chúa đất miền núi.

- Những người dân dưới ách thống trị của chế độ thực dân, chúa đất miền núi phải chịu nhiều khổ sở:

+ Họ không có tiếng nói, không được đối xử giống như với một con người.

+ Họ bị áp bức bị bóc lột và bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Thế nhưng, bản thân họ vốn là những người dân lao động bình thường với khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. Chính điều này đã góp phần vào sự phản kháng, tự giải thoát bản thân của người dân lao động sau này.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ cách hiểu của anh/chị về hai dòng thơ kết thúc đoạn trích, hãy rút ra bài học về thái độ sống

cho bản thân:

có những nụ cười xinh

sáng từ trong nước mắt

Xem đáp án » 15/06/2024 89

Câu 2:

II. LÀM VĂN

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử cần có của tuổi trẻ trước cái mới trong thời đại công nghệ số.

Xem đáp án » 15/06/2024 66

Câu 3:

Đoạn thơ dưới đây cho anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp nào của đất nước Việt Nam?

có mẹ âu Cơ đẻ ra trăm trứng

chim lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn

có Loa Thành mở ra kho truyền thuyết

những điều ấy trẻ em đều biết

đất nước tôi nghèo

thắt đáy lưng ong

dài như đòn gánh

hai đầu vựa lúa phì nhiêu

Xem đáp án » 15/06/2024 64

Câu 4:

Chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 15/06/2024 39

Câu 5:

Xác định thể thơ của đoạn trích.

Xem đáp án » 15/06/2024 30

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »