Hình bên mô tả sự hình thành loài từ một loài tổ tiên gốc phát sinh hình thành loài mới. Các chữ cái A, B, C là tên các loài mới được hình thành từ quần thể gốc; mũi tên chỉ hướng hình thành loài từ loài này sang loài kia. Trong các nhận xét sau, nhận định nào sau đây là sai?
I. Loài A, B, C đều được hình thành từ loài tổ tiên chung.
II. Cách li địa lý đã góp phần vào quá trình hình thành loài mới từ loài B thành loài C.
III. Những đặc điểm di truyền từ loài tổ tiên có thể chỉ truyền lại cho hai loài A và C.
IV. Loài A và loài C có thể cùng nhánh phát sinh chủng loại do quá trình hình thành loài C được phát sinh từ loài A.
Chọn đáp án D
Hình bên mô tả một giai đoạn phiên mã và dịch mã xảy ra ở vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ. Các kí hiệu (a), (b), (c) tương ứng với mạch của gen; (d) là sản phẩm của quá trình dịch mã; (e) là sản phẩm của quá trình dịch mã. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Vị trí (a) được dùng là mạch khuôn để tổng hợp nên mARN.
II. Quá trình dịch mã của gen có xuất hiện hiện tượng polyriboxom.
III. Quá trình (d) và (e) diễn ra đồng thời với nhau nhằm tăng hiệu suất và giảm tiêu tốn năng lượng.
IV. ARN polymeraza sẽ bắt đầu quá trình tạo thành chuỗi (d) tại vị trí tương ứng với bộ ba AUG và kết thúc tại vị trí của UAA, UAG, UGA.
Hai loài mọt gạo T. castaneum và T. confusum cùng sử dụng bột gạo làm thức ăn. Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của hai loài mọt trên ở hai thí nghiệm như sau :
Thí nghiệm 1: Cho các cá thể của loài T. castaneum và T. confusum nuôi riêng ở hai môi trường chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 1)
Thí nghiệm 2: Cho các cá thể của loài T. castaneum và T. confusum nuôi chung ở môi trường sống có chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 2).
Sau một khoảng thời gian, người ta đếm số lượng cá thể ở mỗi thí nghiệm. Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm này là đúng?
I. Mối quan hệ sinh thái giữa loài hai loài mọt gạo T. castaneum và T. confusum là quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
II. Số lượng cá thể loài T. castaneum cao hơn so với loài T. confusum khi nuôi riêng ở hai điều kiện môi trường khác nhau.
III. Khi nuôi chung loài T. confusum chiếm ưu thế có thể loại bỏ loài T. castaneum ra khỏi quần thể sau 100 tuần.
IV. Tại tuần thứ 100 khi nuôi riêng số lượng cá thể loài T. castaneum suy giảm do nguồn thức ăn bị cạn kiệt và kích thước quần thể vượt qua ngưỡng cân bằng.
Ở người, ba gen A, B, C cùng nằm trên một NST thường và không trao đổi chéo, mỗi gen trong số ba gen trên có hàng trăm alen (ví dụ A1, A2,…An là các alen của gen A). Trong quá trình giảm phân không bị ảnh hưởng bởi tác nhân đột biến. Bảng dưới đây mô tả kiểu gen cụ thể của các thành viên trong một gia đình. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
I. Các gen A, B và C phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.
II. Một trong hai nhiễm sắc thể của người mẹ có thể mang các alen A2B44C5.
III. Nếu người con thứ ba của cặp vợ chồng này có kiểu gen A là A23A24 thì kiểu gen C là C4C5.
IV. Nếu một trong hai nhiễm sắc thể của con trai mang các alen A24B8C5 thì một trong hai nhiễm sắc thể của người bố phải là A23B35C2.
|
Bố |
Mẹ |
Con trai |
Con gái |
Gen A |
A23A25 |
A3A24 |
A24A25 |
A3A23 |
Gen B |
B7B35 |
B8B44 |
B7B8 |
B35B44 |
Gen C |
C2C4 |
C5C9 |
C4C5 |
C2C9 |
Ở người, xét hai gen, mỗi gen quy định một tính trạng, hai gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Phả hệ bên mô tả sự di truyền của hai bệnh này trong các gia đình. Biết không phát sinh đột biến trong phả hệ, có bao nhiêu phát biểu sau đây về phả hệ này là đúng?
I. Xác định được chính xác 6 người trong phả hệ nói trên.
II. Cặp vợ chồng 6 – 7 có thể sinh thêm con với tỉ lệ không mắc bệnh là 60%.
III. Người số 8 có thể có kiểu gen là dị hợp tử 2 cặp gen.
IV. Người số 11 có thể có kiểu gen đồng hợp là 1/3.
Sơ đồ bên mô tả quá trình hình thành quần thể ở một vùng cao tại phía Bắc của Việt Nam. Quá trình này gồm các giai đoạn sau:
Trong đó, mỗi kí hiệu (2), (3) ứng với một trong các giai đoạn sau: (a) Môi trường mới; (b) Quần thể thích nghi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về quá trình diễn thế này là đúng?
I. Kí hiệu (2) tương ứng với giai đoạn (b), kí hiệu (3) tương ứng với giai đoạn (a).
II. Quá trình hình thành quần thể mới có thể chịu tác động bởi chọn lọc tự nhiên.
III. Quá trình hình thành quần thể có thể xuất hiện hiện tượng cạnh tranh cùng loài.
IV. Ở giai đoạn (3), quần thể bị ảnh hưởng các yếu tố sinh thái trong cùng một sinh cảnh.
Một công ty thường xuyên xả nước thải ra ngoài sông qua các trạm phát thải. Con sông ở gần đó đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của một số loài sinh vật ở con sông. Các nhà khoa học đã thực hiện thu mẫu nước ở con sông và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm của sông ở biểu đồ dưới đây. Có phát biểu nào sau đây về kết quả thu được là đúng?
I. Từ khu vực W đến X của con sông, sự sinh sự trưởng của các loài sinh vật luôn ổn định.
II. Khi nước thải đổ ra sông thì nồng độ nitrat và nồng độ ôxi trong con sông bị suy giảm.
III. Tảo sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở khu vực từ Y tới Z do có nồng độ nitrat tăng cao trong nước.
IV. Nấm chỉ phát triển duy nhất ở khu vực X đến Y sau đó giảm dần từ khu vực Y đến Z.
Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?