Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(b) Cho 1,6a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2.
(c) Hòa tan a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.
(d) Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(e) Cho 2,5a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol H3PO4.
(f) Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng dư dung dịch HCl loãng.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau là
(a) Đúng, dung dịch thu được chứa 0,5a mol K2SO4 và 0,5a mol Na2SO4
(b) Sai, dung dịch thu được chỉ chứa Ba(HCO3)2
(c) Đúng, dung dịch thu được chứa a mol FeSO4 và a mol Fe2(SO4)3
(d) Sai, dung dịch thu được chỉ chứa NaHCO3
(e) Đúng, dung dịch thu được chứa 0,5a mol Na2HPO4 và 0,5a mol Na3PO4
(f) Sai, dung dịch thu được chứa 1 mol CuCl2 và 3 mol FeCl3
Muối đồng(II) sunfat khi ở dạng khan có màu trắng và khi kết tinh ngậm nước tạo thành dung dịch có màu xanh. Ở điều kiện nhiệt độ 20oC có 2730 gam dung dịch CuSO4 bão hòa. Sau đó, đun nóng dung dịch này lên đến 85oC thì dừng lại. Giả thiết rằng độ tan ở 20oC và 85oC của CuSO4 lần lượt là 36,5 và 87,7. Biết rằng độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa. Khối lượng CuSO4 cần thêm vào dung dịch để thu được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 85oC?
Thuốc Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt tuy nhiên ít có tác dụng kháng viêm. Thuốc Paracetamol được tổng hợp từ p-nitrophenol theo phương trình hóa học sau (biết hiệu suất của cả quá trình phản ứng đạt 90%):
Để sản xuất một lô gồm 30,2 triệu viên thuốc Paracetamol cung cấp cho các Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2024 thì khối lượng p-nitrophenol cần dùng gần nhất với giá trị nào sau đây? Biết rằng mỗi viên thuốc chứa 500 mg Paracetamol
Đốt cháy hoàn toàn một lượng photpho trong oxi dư, thu được chất rắn X. Trộn lượng chất rắn X trên vào hỗn hợp rắn Y gồm Na, Na2O, K và K2O thu được m gam hỗn hợp Z. Hòa tan m gam Z vào nước dư thu được dung dịch T và 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch T thu được 24,48 gam rắn. Mặt khác, cho hỗn hợp rắn Y trên tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Q chứa 26,6 gam chất tan. Biết rằng tỉ lệ số mol của nguyên tố oxi trong X : số mol của nguyên tố oxi trong hỗn hợp Y là 15 : 7. Giá trị của m là
Thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 theo hình vẽ dưới đây:
Cho các nhận định sau:
(a) Trong quá trình điện phân, pH của dung dịch sẽ giảm dần.
(b) Sau khi điện phân một thời gian, điện cực anot sẽ bị tan ra.
(c) Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan được kẽm (vừa đủ).
(d) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất của quá trình điện phân không thay đổi.
(e) Khi dung dịch CuSO4 bị điện phân hết, điện cực anot sẽ có khí không màu nhẹ hơn không khí thoát ra.
Số nhận định sai là
Kali đicromat là chất rắn màu da cam, tan tốt trong nước và có tính oxi hóa mạnh. Công thức của kali đicromat là
Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất E có công thức C9H8O4 (có chứa vòng benzen) trong dung dịch NaOH dư, thu được 2 mol chất X, 1 mol chất Y và 1 mol H2O. Chất Y tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được chất hữu cơ Z. Cho các nhận định sau:
(a) Chất Z tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất X có phản ứng tráng bạc.
(c) Phân tử chất Y có 3 nguyên tử oxi.
(d) Chất E tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
(e) Chất E có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn.
Số nhận định đúng là
Hỗn hợp gồm a mol Cu và b mol Fe2O3 tan hết được trong dung dịch HCl. Tỉ lệ (a : b) nào sau đây là không hợp lí?
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X gồm Al, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp rắn Y. Chia hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thấy thoát ra 16,8 gam khí không màu, hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất của N+5).
- Phần 2 cho vào dung dịch KOH dư thấy thoát ra 8,064 lít khí H2 (đktc) và còn m gam rắn không tan.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Cho 15,2 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
Cho amin (hai chức, mạch hở) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được 2,66 gam muối. Công thức của amin là
Cho các chất: Al, Fe3O4, CaCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Hỗn hợp E gồm axit béo X và hai triglixerit Y, Z (MY < MZ); trong E tỉ lệ về khối lượng của cacbon và oxi là 167 : 24. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 4,785 mol O2, thu được 6,59 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Nếu đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 2,44) gam hỗn hợp T gồm ba muối C15H31COONa, C17H33COONa và C17H35COONa. Thành phần phần trăm về khối lượng của Y trong hỗn hợp E là