II. Làm văn
Anh / Chị suy nghĩ gì về chủ đề của bức tranh trên? Hãy thể hiện quan điểm của mình qua một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với tiêu đề do anh / chị tự đặt.
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở đầu: Bức tranh gọi lên nhiều suy nghĩ về công bằng.
b) Thân đoạn:
b.1. Giải thích ý nghĩa bức tranh kiểm tra giống nhau là leo cây.
– Nội dung tranh: tất cả các con vật (chim, voi, khi, cá,...) đều thực hiện một bài
– Ý nghĩa: Thể hiện sự cào bằng, thiếu phân hoá, phân biệt khi đánh giá những đối tượng khác nhau; việc đánh giá không dựa trên năng lực, sở trường, điều kiện riêng của từng cá thể.
b.2. Suy nghĩ về chủ đề bức tranh
– Mỗi cá nhân đều có sở trường, sở đoản riêng và những điều kiện sống, học tập không giống nhau.
– Công bằng không có nghĩa là cào bằng, cần đánh giá con người dựa trên năng lực, sở trường, điều kiện của mỗi cá nhân.
– Vì việc áp đặt một quy định cứng nhắc trong xem xét, đánh giá những con người, sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ đưa đến những nhận định thiên lệch, thiếu công bằng, từ đó, có thể gây ra những bất bình, tiêu cực trong tổ chức, xã hội.
b.3. Nêu quan điểm cá nhân. Gợi ý:
– Mỗi cá nhân không nên tự ti, cần mạnh dạn dấn thân, sẵn sàng đối diện với những thử thách mới.
– Con người cần sẵn sàng mở rộng các giới hạn của bản thân, nâng cao kiến thức, kĩ năng và tìm kiếm các nguồn lực mới để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới của cuộc sống.
c) Kết đoạn: Không thể cào bằng trong đánh giá nhưng cũng cần phải sẵn sàng đương đầu với những đòi hỏi, thử thách mới của cuộc sống.
Theo tác giả, mối quan hệ giữa quảng cáo trên ti vi và việc ôn tập là quan hệ gì?
Từ trải nghiệm của bản thân trong quá trình học tập, anh / chị có nhận xét gì về quan điểm của người viết trong văn bản?
Các yếu tố phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ) có vai trò như thế nào trong văn bản trên?
Thời điểm ôn tập tốt nhất là lúc chúng ta quên bao nhiêu phần trăm (%)?
Đọc biểu đồ trong văn bản và hoàn thành thông tin dưới đây:
• Sau 1 ngày, con người sẽ quên ... %, còn nhớ ... %
• Sau 1 tuần, con người sẽ quên ... %, còn nhớ ... %
• Sau 1 tháng, con người sẽ quên ...%, còn nhớ ... %
Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá ý nghĩa, thông điệp tư tưởng mà văn bản dưới đây muốn gửi đến người đọc.
NHỮNG DÒNG SÔNG
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh...
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông.
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng,
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta.
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà...
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kế
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình, Trần Quốc Toản từng qua...
[...]
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa.
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng...
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung...
[...]
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
(Bế Kiến Quốc, Thơ Việt Nam 1945 – 1975,
NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 35 – 37)