Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 5)
-
136 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc biểu đồ trong văn bản và hoàn thành thông tin dưới đây:
• Sau 1 ngày, con người sẽ quên ... %, còn nhớ ... %
• Sau 1 tuần, con người sẽ quên ... %, còn nhớ ... %
• Sau 1 tháng, con người sẽ quên ...%, còn nhớ ... %
• Sau 1 ngày, con người sẽ quên 74%, còn nhớ 26%
• Sau 1 tuần, con người sẽ quên 77%, còn nhớ 23%
Câu 2:
Thời điểm ôn tập tốt nhất là lúc chúng ta quên bao nhiêu phần trăm (%)?
Câu 3:
Theo tác giả, mối quan hệ giữa quảng cáo trên ti vi và việc ôn tập là quan hệ gì?
Câu 4:
Các yếu tố phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ) có vai trò như thế nào trong văn bản trên?
Câu 5:
Từ trải nghiệm của bản thân trong quá trình học tập, anh / chị có nhận xét gì về quan điểm của người viết trong văn bản?
Câu 6:
II. Làm văn
Anh / Chị suy nghĩ gì về chủ đề của bức tranh trên? Hãy thể hiện quan điểm của mình qua một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với tiêu đề do anh / chị tự đặt.
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở đầu: Bức tranh gọi lên nhiều suy nghĩ về công bằng.
b) Thân đoạn:
b.1. Giải thích ý nghĩa bức tranh kiểm tra giống nhau là leo cây.
– Nội dung tranh: tất cả các con vật (chim, voi, khi, cá,...) đều thực hiện một bài
– Ý nghĩa: Thể hiện sự cào bằng, thiếu phân hoá, phân biệt khi đánh giá những đối tượng khác nhau; việc đánh giá không dựa trên năng lực, sở trường, điều kiện riêng của từng cá thể.
b.2. Suy nghĩ về chủ đề bức tranh
– Mỗi cá nhân đều có sở trường, sở đoản riêng và những điều kiện sống, học tập không giống nhau.
– Công bằng không có nghĩa là cào bằng, cần đánh giá con người dựa trên năng lực, sở trường, điều kiện của mỗi cá nhân.
– Vì việc áp đặt một quy định cứng nhắc trong xem xét, đánh giá những con người, sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ đưa đến những nhận định thiên lệch, thiếu công bằng, từ đó, có thể gây ra những bất bình, tiêu cực trong tổ chức, xã hội.
b.3. Nêu quan điểm cá nhân. Gợi ý:
– Mỗi cá nhân không nên tự ti, cần mạnh dạn dấn thân, sẵn sàng đối diện với những thử thách mới.
– Con người cần sẵn sàng mở rộng các giới hạn của bản thân, nâng cao kiến thức, kĩ năng và tìm kiếm các nguồn lực mới để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới của cuộc sống.
c) Kết đoạn: Không thể cào bằng trong đánh giá nhưng cũng cần phải sẵn sàng đương đầu với những đòi hỏi, thử thách mới của cuộc sống.
Câu 7:
Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá ý nghĩa, thông điệp tư tưởng mà văn bản dưới đây muốn gửi đến người đọc.
NHỮNG DÒNG SÔNG
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh...
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông.
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng,
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta.
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà...
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kế
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình, Trần Quốc Toản từng qua...
[...]
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa.
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng...
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung...
[...]
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
(Bế Kiến Quốc, Thơ Việt Nam 1945 – 1975,
NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 35 – 37)
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài:
Giới thiệu nội dung chính của đoạn trích bài thơ Những dòng sông của Bế Kiến Quốc: những suy cảm của tác giả về vai trò, vị trí của những dòng sông đất Việt trong lịch sử dân tộc và đời sống của mỗi người dân Việt Nam.
b) Thân bài:
b.1. Nội dung của đoạn trích
– Những người dân Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều sinh ra và lớn lên bên một dòng sông. Những dòng sông đất Việt đã gắn bó với cuộc đời của mỗi người từ những tháng năm tuổi thơ với bao kỉ niệm tươi đẹp. Sông đồng hành, chia ngọt sẻ bùi cùng con người trong lao động, trong tình yêu đôi lứa.
– Những dòng sông đã trở thành một phần của một dân tộc anh hùng, góp phần tạo nên những tính cách anh hùng.
b.2. Ý nghĩa, thông điệp tư tưởng của đoạn thơ
– Đoạn thơ thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào của nhà thơ về những dòng sông đất Việt, là sự khẳng định vai trò, vị trí quan trọng, không thể thiếu của những dòng sông trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng như trong sự trưởng thành của mỗi người Việt Nam.
– Nhà thơ muốn cắt nghĩa một trong những nguyên nhân làm nên tính cách anh hùng của đất nước và con người Việt Nam: sinh bên một dòng sông.
– Phải bảo vệ những dòng sông quê hương, phải sống xứng đáng với truyền thống anh hùng của một đất nước anh hùng.
b.3. Bàn luận
– Văn bản đã truyền đi một thông điệp rất ý nghĩa: Gìn giữ những dòng sông quê hương là gìn giữ giang sơn gấm vóc, là giữ lửa truyền thống anh hùng, là bảo vệ đất nước, thể hiện tình yêu với Tổ quốc.
– Tìm hiểu, trân trọng nguồn cội là cách sống có đạo lí, cần được gìn giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay.
c) Kết bài:
– Những dòng sông là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người dân Việt Nam, góp phần làm nên đất nước, con người Việt Nam anh hùng.
– Mượn hình tượng những dòng sông, nhà thơ thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, về bản sắc văn hóa của dân tộc, qua đó bộc lộ tình yêu đất nước.