“Quá khứ” mà nhân vật Tân “mong được trở lại” là gì? Vì sao?
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn sau:
– Này cháu. – Bà mẹ lay nhẹ bên vai trần nóng giấy của chàng trai. – Cháu ơi dậy nào... [...]
– Ôi, bà! – Chàng trai mệt mỏi thốt lên.
– Cháu hãy gọi là bác. – Bà mẹ dịu dàng sửa lại.
Gọi là bác? Không đâu, sao có thể lạ lùng như vậy? Cặp môi bà với những rãnh nhỏ màu quết trầu. Nửa đường lông mày bên trái bạc trắng từ hồi nào trong quá khứ. Đúng là bà rồi. Nhưng bà có chiếc áo bông sa tanh đen chần hạt lựu bao giờ đâu? Nhưng vì sao bà bỗng quá trẻ và ăn mặc khác lối như vậy? Nhưng vì sao bà nhắc mình hãy gọi bà là bác?
– Cháu tên là gì, cháu từ đâu tới đây? – Bà mẹ hỏi.
Anh / Chị tiếp nhận được thông điệp nào từ văn bản trên? Thông điệp đó có ý nghĩa gì với cuộc sống hiện nay?
“Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn.”.
(Mac Anderson, Điều kỳ diệu của thái độ sống,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 68)
Anh / Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ).
Đoạn trích trên kể về cuộc gặp gỡ giữa Tân với những ai và vào thời gian nào?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá một trong những đặc điểm nghệ thuật (nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, hoặc ngôn ngữ,...) của tiểu thuyết hiện đại được thể hiện qua văn bản Trong sương hồng hiện ra ở phần Đọc hiểu.