Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa yếu tố kì ảo trong văn bản truyện Đạo sĩ núi Lao với yếu tố kì ảo trong một truyện thần thoại mà anh/ chị đã học (đọc).
HS có thể chọn truyện thần thoại theo hiểu biết cá nhân nhưng cần chỉ ra sự khác nhau sau đây:
– Ở truyện thần thoại, yếu tố kì ảo chủ yếu nhằm giải thích nhận thức, cách lí giải của người cổ đại về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; thường gắn với thần linh.
– Với truyện truyền kì, yếu tố kì ảo góp phần tạo nên những nhân vật, hành động khác (bất) thường. qua đó, phản ánh những vấn đề của đời sống trần thế, hằng ngày của con người; không chỉ gắn với thế giới thần tiên mà còn thể hiện ở ma, quỷ.Mục đích và kết quả của việc tu tiên học đạo của Vương Sinh là gì?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong văn bản truyện truyền kì Đạo sĩ núi Lao ở phần Đọc hiểu.
II. Làm văn
Một nghiên cứu gần đây về thế hệ Trẻ Việt Nam đã chỉ ra rằng: Người Việt trẻ – ít nhất là những người sống ở thành thị – cho thấy sự chuộng các giá trị cá nhân, trái ngược với các giá trị tập thể. Khi được hỏi, họ cho biết những mối quan hệ cộng đồng lỏng lẻo như quan hệ hàng xóm chẳng hạn đã suy yếu kể từ thế hệ cha mẹ họ... Cùng với sự phổ biến của những loại hình giải trí ảo và các thiết bị di động, giới trẻ cảm thấy những giao lưu trực tiếp đã giảm dần.
(Hội đồng Anh, Báo cáo nghiên cứu thế hệ Trẻ Việt Nam,
dẫn theo britishcouncil.vn)
Anh / Chị suy nghĩ gì về nhận định trên? Hãy viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày những phân tích, bình luận của bản thân về vấn đề mà nghiên cứu trên đã nêu.
Đặc điểm chung của các câu in đậm dưới đây là gì? Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng gì?
– Đạo sĩ nói:
Chỉ sợ anh sức yếu, không chịu nổi khó nhọc.
Thưa là: “được”.
– Vương bước xa bức tường mấy bước, đọc câu thần chú, bước nhanh tới, cảm thấy như chỗ trống không. Quay nhìn lại thì đã thấy mình ở bên kia tường. Mừng quá, vào lạy tạ xin về.
Vì sao nói truyện có kết thúc bất ngờ? Kết thúc truyện như thế có ý nghĩa thế nào?