Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 7)
-
102 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dẫn ra một chi tiết thể hiện rõ yếu tố “kì” trong văn bản truyện, ví dụ:
– Đạo sĩ bèn cắt một miếng giấy tròn như tấm gương, dán lên vách. Phút chốc, ánh trăng vằng vặc từ trên vách chiếu xuống, sáng rõ cả ngọn cỏ, sợi tơ.
– Đạo sĩ bèn lấy một chiếc đũa, vứt vào giữa Mặt Trăng. Bỗng thấy một người đẹp từ trong bóng sáng bước ra.
Hoặc:
– Đạo sĩ có thuật “đi đâu, tường vách không ngăn nổi”.Câu 2:
Mục đích và kết quả của việc tu tiên học đạo của Vương Sinh là gì?
– Mục đích tu tiên học đạo của Vương Sinh là học được phép thuật của vị tiên trên núi.
– Kết quả: Học được thuật đi xuyên tường vách nhưng khi về nhà lại không thể thực hiện được, chẳng những cơ thể bị đau đớn mà còn xấu hổ vì bị vợ chê cười.Câu 3:
Vì sao nói truyện có kết thúc bất ngờ? Kết thúc truyện như thế có ý nghĩa thế nào?
– Truyện có kết thúc bất ngờ vì phần kết thúc không có hậu dành cho Vương Sinh. Sau nhiều ngày kham khổ tưởng rằng học được một thuật nhỏ để về áp dụng nhưng kết quả lại không được như mong muốn.
– Ý nghĩa của kết truyện: học đạo là để giúp đời, làm những việc có ích nên không thể áp dụng phép thuật một cách tùy tiện hay để chỉ để khoe khoang; muốn đắc đạo, cần bền gan vững chí, sẵn sàng đối diện và vượt qua gian khổ.Câu 4:
Đặc điểm chung của các câu in đậm dưới đây là gì? Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng gì?
– Đạo sĩ nói:
Chỉ sợ anh sức yếu, không chịu nổi khó nhọc.
Thưa là: “được”.
– Vương bước xa bức tường mấy bước, đọc câu thần chú, bước nhanh tới, cảm thấy như chỗ trống không. Quay nhìn lại thì đã thấy mình ở bên kia tường. Mừng quá, vào lạy tạ xin về.
– Các câu in đậm đều là câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Đây là một trong những biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
– Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật nội dung thông tin cần chuyển tải (ở đây là lời nói, hành động của nhân vật Vương Sinh).Câu 5:
Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa yếu tố kì ảo trong văn bản truyện Đạo sĩ núi Lao với yếu tố kì ảo trong một truyện thần thoại mà anh/ chị đã học (đọc).
HS có thể chọn truyện thần thoại theo hiểu biết cá nhân nhưng cần chỉ ra sự khác nhau sau đây:
– Ở truyện thần thoại, yếu tố kì ảo chủ yếu nhằm giải thích nhận thức, cách lí giải của người cổ đại về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; thường gắn với thần linh.
– Với truyện truyền kì, yếu tố kì ảo góp phần tạo nên những nhân vật, hành động khác (bất) thường. qua đó, phản ánh những vấn đề của đời sống trần thế, hằng ngày của con người; không chỉ gắn với thế giới thần tiên mà còn thể hiện ở ma, quỷ.Câu 6:
II. Làm văn
Một nghiên cứu gần đây về thế hệ Trẻ Việt Nam đã chỉ ra rằng: Người Việt trẻ – ít nhất là những người sống ở thành thị – cho thấy sự chuộng các giá trị cá nhân, trái ngược với các giá trị tập thể. Khi được hỏi, họ cho biết những mối quan hệ cộng đồng lỏng lẻo như quan hệ hàng xóm chẳng hạn đã suy yếu kể từ thế hệ cha mẹ họ... Cùng với sự phổ biến của những loại hình giải trí ảo và các thiết bị di động, giới trẻ cảm thấy những giao lưu trực tiếp đã giảm dần.
(Hội đồng Anh, Báo cáo nghiên cứu thế hệ Trẻ Việt Nam,
dẫn theo britishcouncil.vn)
Anh / Chị suy nghĩ gì về nhận định trên? Hãy viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày những phân tích, bình luận của bản thân về vấn đề mà nghiên cứu trên đã nêu.
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Dẫn dắt và nêu nhận định cần bàn luận.
b) Thân bài:
b.1. Thế nào là giá trị cá nhân, giá trị tập thể?
– Giá trị cá nhân là những giá trị (lợi ích, thị hiếu,...) gắn với mỗi con người cụ thể, xuất phát từ tích cách, nhu cầu, sở thích, quan niệm sống, hiểu biết,... của từng người trong từng giai đoạn, hoàn cảnh sống cụ thể.
– Giá trị tập thể là những giá trị (lợi ích, thị hiếu,..) gắn với nhiều người, tổ chức, đơn vị, thậm chí là cộng đồng, xã hội. Nó phản ánh những nhận thức, quan niệm, quy ước, đạo đức, thị hiếu,... chung của một nhóm, bộ phận, cộng đồng người trong xã hội.
b.2. Vì sao nói: Người Việt trẻ – ít nhất là những người sống ở thành thị – cho thấy sự chuộng các giá trị cá nhân, trái ngược với các giá trị tập thể?
– Vì thực tế cho thấy một bộ phận các bạn trẻ ở thành thị đặt những giá trị cá nhân trên giá trị tập thể hoặc coi trọng giá trị cá nhân mà coi thường các giá trị tập thể (Ví dụ: họ thay đổi ngôn ngữ theo hướng dị thường để thỏa mãn thú vui, để “theo trend”, đề tỏ ra mình không lạc hậu, lạc điệu mà bất chấp việc làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt).
– Có những người trẻ, do chạy theo lối sống hưởng thụ, vật chất, coi vật chất là giá trị lớn nhất nên đã chà đạp, đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của cộng đồng (Chẳng hạn: vì tranh giành tài sản mà bất hiếu, bất nghĩa với người thân; vì lợi ích vật chất mà hãm hại bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí giết người,...).
b.3. Có đúng là những mối quan hệ cộng đồng lỏng lẻo như quan hệ hàng xóm chẳng hạn đã suy yếu kể từ thế hệ cha mẹ họ... Cùng với sự phố biến của những loại hình giải trí ảo và các thiết bị di động, giới trẻ cảm thấy những giao hưu trực tiếp đã giảm dần?
– Đúng vậy, quan hệ hàng xóm, nhất là ở các đô thị trong những thập kỉ gần đây đã không còn chặt chẽ do công việc bận rộn, mưu sinh,...
– Những loại hình giải trí ảo và các thiết bị di động đã khiến cho người trẻ sống ảo nhiều hơn, dấn sâu trong thế giới ảo ngay cả khi đang ở bên cạnh nhau.
b.4. Bình luận
– Cần phân biệt việc chuộng các giá trị cá nhân với việc cần bảo lưu những sở trường, sở thích, thị hiếu,... cá nhân vì đó là yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi người.
– Những giá trị cá nhân cần được tôn trọng nhưng cũng phải hài hòa với các giá trị tập thể.
– Những giá trị tập thể cũng phải có những thay đổi nhất định để theo kịp những yêu cầu của cuộc sống mới, thời đại mới.
– Cũng có những bạn trẻ sống ở thành thị vẫn giữ được các giá trị tập thể, nhất là giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ,... bên cạnh việc duy trì các giá trị cá nhân.
c) Kết bài:
– Nhận định trên có nhiều điểm đúng đắn, phản ánh khá chính xác những biểu hiện của người Việt trẻ, nhất là một bộ phận sống ở đô thị.
– Nhận định là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội, những người làm công tác giáo dục và các bạn trẻ phải có những giải pháp để dung hòa các giá trị nói trên, vừa góp phần kiến tạo những cộng đồng văn minh, vừa bảo lưu được bản sắc cá nhân.
Câu 7:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong văn bản truyện truyền kì Đạo sĩ núi Lao ở phần Đọc hiểu.
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở đoạn: Yếu tố kì ảo có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và đặc trưng thể loại của văn bản truyện truyền kì Đạo sĩ núi Lao.
b) Thân đoạn:
b.1. Yếu tố kì ảo được thể hiện qua những chi tiết nào?
– Vầng trăng sáng vằng vặc được tạo nên từ miếng giấy cắt hình tròn như tấm gương dán lên vách.
– Hồ rượu nhỏ bao nhiêu người uống cũng không hết.
– Chị Hằng Nga từ trên cung trăng (bằng giấy) bước xuống múa khúc Nghê Thường; chủ và khách, ba người lên chơi cung trăng.
– Phép đi xuyên tường mà vị tiên dạy Vương Sinh.
b.2. Vai trò của yếu tố kì ảo là gì?
– Thúc đẩy cốt truyện phát triển (không có các chi tiết này, câu chuyện có thể kết thúc ở đoạn Vương Sinh bỏ về sau một tháng lao động kham khổ. Vương chứng kiến phép thuật kì diệu của đạo sĩ đã tiếp tục ở lại thêm tháng nữa).
– Giúp nhân vật bộc lộ tính cách (Vương Sinh ham mê học đạo; thích khoe khoang; không bền tâm vững chí).
– Xây dựng một thế giới nhân vật khác thường (thần tiên, đạo sĩ, Hằng Nga) nhưng lại phản chiếu hình ảnh của thế giới con người (ham vui, dung tục).
c) Kết đoạn:
– Yếu tố kì ảo góp phần quan trọng vào việc xây dựng thế giới nhân vật, bộc lộ chủ đề, thông điệp của truyện Đạo sĩ núi Lao.
– Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì mang đặc trưng riêng so với các thể loại khác.