II. Làm văn
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái.
Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái và khẳng định tuổi trẻ cần biết sống nhân ái.
b) Thân bài:
b.1. Giải thích
– Đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ là gì?
– Lòng nhân ái có những biểu hiện như thế nào?
– Tại sao tuổi trẻ cần quan tâm và có lòng nhân ái?
b.2. Bàn luận
– Phân tích và ca ngợi, biểu dương lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi.
– Tác dụng của lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi?
– Phê phán lối sống thiếu nhân ái, bao dung,...
Trong khi bình luận cần nêu lên các bằng chứng minh hoa cho lí lẽ.
b.3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học
– Những biểu hiện của lối sống, phẩm chất nhân ái ở bản thân anh / chị?
– Làm thế nào để tuổi trẻ ngày càng sống nhân ái hơn?
trẻ tuổi.
c) Kết bài: Khẳng định lại sự cần thiết của lối sống, phẩm chất nhân ái ở người
Anh / Chị có đồng tình với quan điểm “Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!” không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.
Trong đoạn (1), theo nhân vật Thứ, “kiếp chúng mình” có đặc điểm gì?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu của văn học dân gian trong đoạn thơ sau:
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dầu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước,
in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr. 185)