IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 9)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 9)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 9)

  • 287 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong đoạn (1), theo nhân vật Thứ, “kiếp chúng mình” có đặc điểm gì?

Xem đáp án
Trong đoạn (1), theo nhân vật Thứ, “kiếp chúng mình” là những người phải sống cuộc đời tù túng, chật hẹp, bần tiện, không quan tâm được đến những điều cao quý mà chỉ quanh quẩn lo ăn, lo mặc, đặc biệt là lo hai bữa ăn mỗi ngày; họ sống khổ sở, nhục nhã, không phát triển được tài năng, trí óc của bản thân, chỉ sợ chết đói.

Câu 3:

Nêu tác dụng của những câu hỏi tu từ có trong đoạn trích trên.

Xem đáp án

– Đoạn trích có các câu hỏi tu từ sau:

+ Như vậy thì sống làm gì cho cực?

+ Có ai muốn gục mặt xuống làm gì?

– Hai câu trên thể hiện sự băn khoăn, trăn trở, day dứt, đau đớn của Thứ khi suy ngẫm về cuộc đời của “chúng mình”.

Câu 4:

Nêu tác dụng của những câu hỏi tu từ có trong đoạn trích trên.

Xem đáp án

HS nêu câu trả lời theo quan điểm riêng.

Tham khảo các ý sau:

– Nhân vật Thứ trong đoạn trích là người trí thức có nhiều suy nghĩ tích cực, tiến bộ nhưng bị cái đói, cái nghèo làm cho phải sống cuộc sống tù túng, chật hẹp, đớn hèn, cơ cực,... Thứ muốn làm nhiều điều tốt đẹp nhưng bị “cuộc sống áo cơm ghì sát đất”, rơi vào bi kịch. Tuy nhiên, nhân vật luôn khao khát được vươn lên và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Qua nhân vật, nhà văn muốn thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia với nhân vật; nêu lên bi kịch của người trí thức trong xã hội cũ.

Câu 5:

Anh / Chị có đồng tình với quan điểm “Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!” không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.

Xem đáp án

HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối quan điểm của Thứ: “Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!”.

– Nếu đồng tình, cần nhấn mạnh hoàn cảnh tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tài năng nảy nở.

– Nếu phản đối, cần nhấn mạnh con người phải biết vượt lên trên hoàn cảnh, kiên định với lí tưởng của mình. Đôi khi nghịch cảnh lại là động lực để con người quyết tâm vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

– Nếu vừa đồng tình vừa phản đối, cần kết hợp hai ý trên.

Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, có sức thuyết phục; độ dài theo số dòng quy định.

Câu 6:

II. Làm văn

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái.

Xem đáp án

Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái và khẳng định tuổi trẻ cần biết sống nhân ái.

b) Thân bài:

b.1. Giải thích

– Đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ là gì?

– Lòng nhân ái có những biểu hiện như thế nào?

– Tại sao tuổi trẻ cần quan tâm và có lòng nhân ái?

b.2. Bàn luận

– Phân tích và ca ngợi, biểu dương lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi.

– Tác dụng của lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi?

– Phê phán lối sống thiếu nhân ái, bao dung,...

Trong khi bình luận cần nêu lên các bằng chứng minh hoa cho lí lẽ.

b.3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học

– Những biểu hiện của lối sống, phẩm chất nhân ái ở bản thân anh / chị?

– Làm thế nào để tuổi trẻ ngày càng sống nhân ái hơn?

trẻ tuổi.

c) Kết bài: Khẳng định lại sự cần thiết của lối sống, phẩm chất nhân ái ở người


Câu 7:

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu của văn học dân gian trong đoạn thơ sau:

Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh

Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dầu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước,

in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr. 185)

Xem đáp án

Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:

a) Mở đoạn: Nêu đoạn trích, xuất xứ của đoạn trích; khái quát về ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu của văn học dân gian trong đoạn thơ đã nêu.

b) Thân đoạn:

b.1. Chỉ ra những chất liệu của văn học dân gian và cách sử dụng chúng trong đoạn thơ đã nêu (gọi tên các thể loại của văn học dân gian như ca dao, cổ tích; nêu quan điểm của nhân dân thể hiện trong các câu chuyện cổ tích; nêu tên một số nhân vật trong các câu chuyện cổ tích; sử dụng một số từ ngữ ở các câu tục ngữ,;...).

b.2. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các chất liệu dân gian trong đoạn thơ đã nêu (thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả về văn học dân gian; gợi cho người đọc nhớ lại những thể loại và tác phẩm văn học dân gian đặc sắc, gần gũi, phổ biến với mọi người; coi đó là ví dụ để khẳng định quan điểm của tác giả về nhân dân – đề cao và ca ngợi nhân dân với những phẩm chất và thái độ sống cao đẹp: thông minh, khát khao hạnh phúc và công bằng, sống có niềm tin và hi vọng...).

c) Kết đoạn: Đánh giá khái quát hoặc nêu ấn tượng sâu đậm của bản thân về những chất liệu của văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ đã nêu.


Bắt đầu thi ngay