A. Vật ăn thịt – con mồi.
B. Cộng sinh.
Chọn đáp án A
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ ôxi (µl O2/g/h: micrôlit ôxi/gam khối lượng cơ thể/giờ) trong hoạt động hô hấp của hai quần thể ếch cùng loài, sống ở hai vùng sinh thái khác nhau, người ta thu được kết quả sau:
Biết rằng, ở khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ ôxi của hai quần thể là tương đương. Các đối tượng nghiên cứu có cùng độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quyết định ổ sinh thái của hai quần thể ếch trên.
II. Mức tiêu thụ ôxi của hai quần thể ếch tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
III. Ếch là loài động vật biến nhiệt.
IV. Khoảng nhiệt độ phù hợp của quần thể A là 15oC – 20oC, quần thể B là 20oC-25oC.
Bảng thống kê thể hiện tỉ lệ (%) các loại kiểu gen quy định màu lông của 2 quần thể động vật thuộc cùng một loài, alen A qui định lông trắng trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Quần thể |
Tỷ lệ kiểu gen (%) |
||
AA |
Aa |
aa |
|
Quần thể I |
9 |
42 |
49 |
Quần thể II |
12 |
36 |
52 |
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A và a ở quần thể I lần lượt là: 0,3 và 0,7.
II. Trong điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec, quần thể II đang tiến hóa.
III. Cho 2 cá thể đều có màu lông trắng ở quần thể I và II giao phối với nhau thu được F1. Xác suất sinh được 1 con đực có kiểu gen dị hợp là .
IV. Cấu trúc di truyền của quần thể II đang ở trạng thái cân bằng.
Cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) thành thục sau 1 năm tuổi, tuổi sau sinh sản là từ 3 tuổi trở lên. Hình bên mô tả cấu trúc tuổi của hai quần thể cá mòi cờ hoa (H, K) trong các thời điểm X và Y.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể H có cấu trúc tuổi đơn giản hơn quần thể K.
II. Không nên khai thác quần thể K ở thời điểm X.
III. Quần thể K ở thời điểm Y có xu hướng ổn định.
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, quần thể H tăng kích thước nhanh hơn quần thể K.
Gen D mã hóa cho enzim X bao gồm các vùng: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Để nghiên cứu tác động của thuốc kháng sinh A đối với quá trình phiên mã hay dịch mã của gen D ở vi khuẩn, các nhà khoa học đã tiến hành nuôi cấy ba chủng vi khuẩn E. Coli (chủng kiểu dại - không bị đột biến, chủng đột biến 1 và chủng đột biến 2 - đều có đột biến ở gen D) trong ba môi trường: Không có kháng sinh A, có nồng độ kháng sinh A 5mM (milimol), có nồng độ kháng sinh A 10mM. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau. Biết đột biến có thể xảy ra ở bất kì vùng nào của gen, trường hợp này không có đột biến ở vùng kết thúc.
Phân tích |
Phân tích lượng mARN |
Phân tích hàm lượng và hoạt tính của enzim |
|||||||||||||||||
Kiểu hình |
Kiểu dại |
Đột biến 1 |
Đột biến 2 |
Kiểu dại |
Đột biến 1 |
Đột biến 2 |
|||||||||||||
Hàm lượng kháng sinh A |
0 |
5 |
10 |
0 |
5 |
10 |
0 |
5 |
10 |
0 |
5 |
10 |
0 |
5 |
10 |
0 |
5 |
10 |
|
Kết quả |
+++ |
++ |
+ |
+++ |
++ |
+ |
+++ |
+++ |
+++ |
+++ |
++ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+++ |
+++ |
+++ |
|
Chú thích: +++ là nhiều; ++ mức trung bình; + là ít.
Cho các phát biểu sau về nghiên cứu, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Kháng sinh A tác động ức chế quá trình phiên mã của gen D.
II. Đột biến 1 có thể xảy ra ở vùng mã hóa của gen.
III. Kháng sinh A làm giảm hàm lượng mARN và hoạt tính của enzim.
IV. Đột biến 2 có thể xảy ra làm mất chức năng của trình tự Prômtor (P) của gen D.
Một số động vật hằng nhiệt thay đổi độ dày lông theo mùa, giúp chúng tăng mất nhiệt vào mùa hè và duy trì khả năng giữ nhiệt cho cơ thể vào mùa đông. Sự thay đổi này là một ví dụ điển hình về khả năng động vật thích nghi với nhiệt độ. Biểu đồ hình bên mô tả tương quan giữa giá trị cách nhiệt (lượng nhiệt được giữ lại) và độ dày lông ở hai loài động vật thuộc quần xã rừng Taiga, gồm sóc đỏ (Tamiasciurus hudsonicus) và chó sói (Canis lupus). Cả hai loài đều là động vật hằng nhiệt và biểu hiện độ dày lông phụ thuộc nhiệt độ theo mùa.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự thay đổi độ dày lông của chó sói biểu thị bằng màu đen.
II. Trong cùng một mùa, độ dày lông không phụ thuộc kích thước cơ thể của các loài.
III. Điểm hình tròn đại diện cho mùa hè, và điểm tam giác đại diện cho mùa đông.
IV. Bộ lông dài hơn ở ở động vật có vú kích thước nhỏ (sóc) sẽ hạn chế sự nhanh nhẹn (khả năng di chuyển) của chúng.
Một nhân tố tiến hóa × tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới dây:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiến hóa X?
I. Nhân tố X có thể là nhân tố có hướng.
II. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể
III. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp từ và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể.
Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại đều quy định thân thấp. Alen D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là .
II. F1 có 1/4 số cây thân cao, hoa vàng dị hợp tử về 3 cặp gen.
III. F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định cây thân thấp, hoa vàng.
Chứng bạch tạng ở người là do thiếu mêlanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng.
Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirôzin dưới tác dụng của enzim E1.
Phản ứng 2: Chất tirôzin được biến thành mêlanin dưới tác dụng của enzim E2.
Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng, người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirôzin thì tóc của B có màu đen của sắc tố melanin còn của tóc của A thì không có màu. Biết rằng enzim E1, và enzim E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng da bị bạch tạng ở người do 2 cặp gen quy định và tương tác bổ sung.
II. Những người bị bạch tạng có thể có 5 loại kiểu gen khác nhau.
III. Nếu người A và người B kết hôn, sinh con thì vẫn có thể sinh con không bị bệnh bạch tạng.
IV. Hai người có da bình thường kết hôn với nhau, vẫn có thể sinh con bị bạch tạng.
Cá trích thường tập trung thành đàn lớn nhằm làm phân tán sự tập trung của kẻ săn mồi. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào?
Phép lai nào dưới đây thu được đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?