Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 3, thấy có một lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi trên.
B. Ở bước 1, có thể thay thế mỡ lợn bằng dầu mazut.
C. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tăng hiệu suất phản ứng.
A. Đúng, sau bước 3 có lớp chất rắn màu trắng nổi lên, chính là xà phòng.
B. Sai, dầu mazut có thành phần chính là hiđrocacbon nên không thể thay thế cho nhau.
C. Sai, dung dịch NaCl bão hòa để tăng khối lượng riêng của hỗn hợp, hạn chế sự hòa tan của xà phòng giúp xà phòng tách ra và nổi lên.
D. Sai, bước 2 xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là :
Thủy phân 0,81 kg bột gạo (chứa 80% tinh bột) với hiệu suất 75%. Khối lượng glucozơ thu được là
Hỗn hợp A gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,055 mol E cần dùng vừa đủ 0,41 mol O2, thu được N2,CO2 và 5,94 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất là:
Trong điều kiện không có oxi, FeO phản ứng với lượng dư chất nào sau đây sinh ra muối FeCl2?