Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 54

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ sau.

                                                  Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng,

                                                  Năm nay chợ họp có đông không?

                                                  Dở trời mưa bụi còn hơi rét,

                                                  Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

                                                  Hàng quán người về nghe xáo xác,

                                                  Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

                                                  Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,

                                                  Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Nguyễn Khuyến, Chợ Đồng, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến,

NXB Văn học, Hà Nội 1971, tr.102-103)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bức tranh quê qua những cảm nhận về một phiên chợ Tết

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:

(1) Bức tranh quê ngày Tết mang những nét đặc trưng của quê hương Bắc Bộ: chợ họp theo phiên, không gian se lạnh những ngày giáp Tết, một số nét văn hoá còn gợi lại (nếm rượu tường đền, tiếng pháo đón xuân). (2) Bức tranh quê được gợi lên trong dòng tâm trạng của tác giả. Những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh trong bài thơ cho thấy người nông dân xưa đang phải đối mặt với nỗi lo âu từng ngày lo miệng ăn, không còn biết đến niềm vui của Tết. Và một tiếng pháo đơn độc giữa không gian những ngày cuối năm càng khiến tăng thêm nỗi buồn man mác của bức tranh quê. (3) Qua việc tái hiện hình ảnh một phiên chợ quê ngày giáp Tết có thể thấy một tấm lòng yêu thương và gắn bó với cuộc sống của nhân dân, cảm thông với cuộc sống vất vả khó khăn của người dân, cũng là niềm mong mỏi người dân có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn, đặc biệt là trong những ngày sắp Tết.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và chia sẻ ngắn gọn cảm xúc của bản thân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn”.

Xem đáp án » 27/09/2024 260

Câu 2:

Câu văn “Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...” cho em hiểu điều gì về nhân vật chị Thắm?

Xem đáp án » 27/09/2024 108

Câu 3:

Trình bày ấn tượng sâu sắc mà văn bản Chảy đi sông ơi đã mang lại cho anh/ chị.

Xem đáp án » 27/09/2024 84

Câu 4:

Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh dòng sông trong câu chuyện.

Xem đáp án » 27/09/2024 71

Câu 5:

    Nhà thơ Mỹ Robert Frost có hai câu thơ, đại ý: Trong rừng có nhiều lối đi Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người.

    Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ gì về ý tưởng gợi lên từ hai câu thơ trên.

Xem đáp án » 27/09/2024 41

Câu 6:

Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” đã ao ước điều gì?

Xem đáp án » 27/09/2024 18

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »