IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 55

    Nhà thơ Mỹ Robert Frost có hai câu thơ, đại ý: Trong rừng có nhiều lối đi Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người.

    Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ gì về ý tưởng gợi lên từ hai câu thơ trên.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Một trong những vấn đề cần thiết với con người, đó là sự chủ động tích cực trong việc lựa chọn lối đi, cách nghĩ,... riêng, mới mẻ, sáng tạo trong cuộc sống – Trong rừng có nhiều lối đi Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người (Robert Frost).

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Trong rừng có nhiều lối đi: cuộc sống có nhiều con đường, nhiều cách thức, nhiều lựa chọn để mỗi người có lựa chọn riêng cho cuộc tồn sinh và phát triển. (2) Lối đi không có dấu chân người: lối đi mới, cách nghĩ mới, lối sống mới thể hiện sự lựa chọn riêng, sáng tạo. (3) Tôi chọn: thể hiện sự chủ động tích cực trong lựa chọn của con người trong cuộc sống. (4) Nội dung ý kiến: một cách hình ảnh, hai câu thơ đã đề cập đến một trong những vấn đề cần thiết với con người, đó là sự chủ động tích cực trong việc lựa chọn lối đi, cách nghĩ, cách hành động,... riêng, mới mẻ, sáng tạo trong cuộc sống.

b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến “Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người” (Robert Frost) và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) Vì sao con người cần có lựa chọn lối đi riêng, mới mẻ? + Vì mỗi người có những nhận thức, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau về cuộc sống; những quan niệm khác nhau về giá trị sự sống cũng như giá trị bản thân; + Vì cuộc sống bao giờ cũng phong phú, luôn chứa đựng những cơ hội cũng như thách thức mở ra những lối đi riêng, những ngả đường mới. Mặt khác, cuộc sống luôn vận động và phát triển nên những con đường đã có người đi sẽ không tránh khỏi mòn cũ, lạc hậu, lỗi thời). (2) Con người lựa chọn lối đi riêng như thế nào? + Chọn lối đi riêng trong học tập; + Chọn lối đi riêng trong lao động, sinh hoạt; + Chọn lối đi riêng trong nghiên cứu khoa học; + Chọn lối đi riêng trong đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn,... - làm rõ qua những bằng chứng cụ thể. (3) Việc con người chọn lối đi riêng có ý nghĩa như thế nào? + Giúp cho con người trở nên chủ động, linh hoạt, phát huy tối đa năng lực, sở trường, hạn chế sở đoản; tôi rèn bản lĩnh và ý chí; nâng cao khát vọng,... tức là nâng cao giá trị bản thân và giá trị sự sống; + Góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và phát triển.

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Lối đi riêng tuyệt nhiên không phải là lối đi lập dị, xa lạ với những giá trị phổ quát của nhân sinh. Đó là lựa chọn tích cực của những người chân chính. (2) Cần phê phán những ngộ nhận về lối đi riêng ở kẻ tài hèn, đức mỏng, chí đoản mà lại ảo tưởng với bản thân mình. (3) Muốn đi lối đi riêng, mới mẻ, con người cần chủ động, không ngừng trau dồi trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn và bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, thách thức, chấp nhận trả giá; (4) Chia sẻ ngắn gọn trải nghiệm về việc “lựa chọn lối đi riêng” của bản thân.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa việc lựa chọn “lựa chọn lối đi riêng” trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn”.

Xem đáp án » 27/09/2024 367

Câu 2:

Câu văn “Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...” cho em hiểu điều gì về nhân vật chị Thắm?

Xem đáp án » 27/09/2024 169

Câu 3:

Trình bày ấn tượng sâu sắc mà văn bản Chảy đi sông ơi đã mang lại cho anh/ chị.

Xem đáp án » 27/09/2024 125

Câu 4:

Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh dòng sông trong câu chuyện.

Xem đáp án » 27/09/2024 115

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ sau.

                                                  Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng,

                                                  Năm nay chợ họp có đông không?

                                                  Dở trời mưa bụi còn hơi rét,

                                                  Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

                                                  Hàng quán người về nghe xáo xác,

                                                  Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

                                                  Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,

                                                  Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Nguyễn Khuyến, Chợ Đồng, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến,

NXB Văn học, Hà Nội 1971, tr.102-103)

Xem đáp án » 27/09/2024 85

Câu 6:

Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” đã ao ước điều gì?

Xem đáp án » 27/09/2024 23

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »