II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
LỜI CHÀO
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh.
Biết ơn mẹ vẫn tinh cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ”[1] con nằm tròn bụng mẹ
Để con quỷ yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi.
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê li
“Chuyền chuyền một...” miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nền một đời tiếng Việt mãi ngân nga...
Biết ơn dấu chân bẩm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen giẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…
(Trích Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, in trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(thơ ca 1945 – 1975), quyển bốn – tập VIII, NXB Văn học, Hà Nội, 2010, tr.711-712)
[1] Tuổi của mụ: Cách tính tuổi của nhân dân ta, chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng được tính một tuổi, quen gọi là tuổi mụ.
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc biết ơn những con người, sự vật, kỉ niệm ấu thơ đã giúp mình khôn lớn, trưởng thành.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận.
(1) Nhân vật trữ tình biết ơn “những cánh sẻ nâu” cùng những cọng rơm vàng, cánh diều biếc đem lại cả bầu trời tuổi thơ ngọt ngào, bình yên; biết ơn mẹ đã mang nặng cho con “tuổi mụ” trong bụng, đem con đến với cõi đời, nuôi dưỡng con khôn lớn để biết khát vọng và quý trọng tuổi trẻ, quý trọng cuộc đời từ lúc sinh ra đến lúc tạ thế; biết ơn “trò chơi” bắt chuyền tuổi thơ thú vị, “mê li” với ngôn ngữ tiếng Việt đẹp đẽ và phong phú; biết ơn những “dấu chân” dẫn đường của thế hệ cha ông đi trước đầy vất vả để tìm đường cho thế hệ đi sau. (2) Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện một cách chân thành và sâu sắc qua điệp từ “biết ơn” được nhấn đi nhấn lại ở đầu mỗi khổ thơ; qua hệ thống hình ảnh, từ ngữ chân thực, sinh động mà gợi cảm, có tính biểu tượng sâu sắc (cánh sẻ nâu, cọng rơm vàng, ngôn ngữ lung linh, dấu chân trần, dáng cuộc đời,...) (3) Qua tình cảm, cảm xúc đó, tác giả muốn lan toả tới người đọc thông điệp đầy ý nghĩa: hãy trân trọng, biết ơn tất cả những gì đã tạo sinh và nuôi dưỡng mỗi con người: từ gia đình cho tới quê hương, đất nước; từ sự vật thiên nhiên quanh ta cho tới tầng sâu văn hoá, nguồn cội. Mỗi cá nhân trưởng thành đều là sự hấp thụ và chuyển hoá những giá trị của cuộc sống và con người xung quanh. Sâu xa hơn, đó cũng là lời nhắn nhủ mỗi chúng ta cần phải sống đẹp, sống xứng đáng với những điều mình đã nhận được.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.
Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo nói về nguyên nhân Trương Chi sống mãi và trẻ mãi.
Thomas L. Friedman từng phát biểu: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đó”.
Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên hay không? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Anh đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước.”
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi ở văn bản trên so với tác giả dẫn gian trong truyện cổ.
Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.