Anh/ Chị tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào của văn bản? Vì sao?
Học sinh lựa chọn và trình bày triết lí nhân sinh phù hợp với nội dung của văn bản và lí giải. Ví dụ: (1) Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh về vấn đề báo hiếu của con cái với cha mẹ: cách báo hiếu thiết thực nhất của con cái là làm sao để cha mẹ được vui vẻ, hạnh phúc. Hãy ở bên cha mẹ nhiều hơn, yêu thương và chăm sóc cha mẹ tận tình, thiết thực bất cứ lúc nào,... (2) Đây là triết lí sâu sắc, giàu ý nghĩa, được thể hiện hàm súc qua một truyện cực ngắn. Qua việc xây dựng tình huống mâu thuẫn (ngày lễ Vu lan, các con “báo hiếu” bằng cách cúng lễ, ăn chay ở chùa và để mẹ một mình cơm nước “như mọi ngày”), câu chuyện đề cập đến nghịch lí vẫn gặp trong đời sống: người ta chạy theo những thứ phô trương, xa vời mà không làm những điều thiết thực, gần gũi; từ đó cảnh tỉnh con người cần gạt bỏ những việc làm mang tính hình thức, phô trương để trân trọng và biết ơn những giá trị thực trong cuộc sống hàng ngày.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trả lời câu hỏi: Người trẻ làm gì để chứng tỏ mình đang sống trong cuộc đời?
Nêu một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí sau:
Mấy ngày nay, chị Quyên không có giờ nghỉ. Nghe tin vợ anh Nguyễn Văn Trỗi tới dự Đại hội Phụ nữ miền Nam, đại biểu các khu, các tỉnh đều tới thăm hỏi. Chị Quyên đành hẹn tôi sau mỗi buổi họp tối ở hội trường về, chị sẽ tranh thủ kể từng đoạn, những lần cuối cùng chị đã gặp anh, đã được sống bên anh trong các trại giam và khám tử hình.
[...]
Vào khoảng chín giờ sáng, bỗng nhiên tôi thấy ập vào nhà bảy tám thằng cảnh sát, giải theo một người bị còng tay ra sau lưng. Thoạt đầu, tôi vẫn chưa tin là anh Trỗi. Nhưng vừa thoảng thấy tôi, anh nói ngay, nói to: “Quyên, anh bị bắt”.
Tôi đứng sững sờ nhìn anh đi thẳng tới trước mặt tôi. Chỉ có qua một đêm, thân hình anh thay đổi hẳn: bộ quần áo xanh của anh bê bết những bùn máu, gần như đổi sang màu khác, mặt anh hốc hác, bầm tím, đầu tóc rối tung. Chúng đẩy anh ngồi xuống giường. [...] Mấy tên cảnh sát đứng quanh giường anh bực tức nhìn nhau. Chúng động đậy chân tay muốn nổi khùng. Riêng tên chủ sự vẫn nhỏ nhẹ:
- Anh nên nghĩ đến người vợ trẻ và đẹp của anh. Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ít ngày, bây giờ bỏ mặc đời người ta dang dở.
-Từ năm ngày nay tôi bị bắt, các ông luôn luôn mang chuyện tôi mới cưới vợ ra để dụ dỗ. Các ông mang hình vợ chồng tôi chụp hôm cưới vào, tán tỉnh hạnh phúc này nọ, định làm cho tôi cam tâm vì vợ mà quên mất Tổ quốc. Các ông làm việc đó hoàn toàn không có kết quả đâu. Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả.
[...]
Tối nay chị Quyên không còn chăm chú kể chuyện với tôi được nữa. Chốc chốc chị lại nhìn đồng hồ. Ở gian nhà bên có tiếng một chị vừa gọi sang: “Quyên ơi, sắp đến giờ rồi đấy!”.
Ra cả mấy dãy nhà quanh đây đều biết đêm qua đài Hà Nội đã báo tin: nay buổi tám giờ rưỡi có truyền thanh toàn bản thuyết minh cuốn phim “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”.
Ngay từ phút đầu, mọi người đã cảm thấy như chính mình đang được xem cuốn phim đó, đang theo chân anh tới pháp trường. Tiếng người thuyết minh lúc tha thiết nghẹn ngào, lúc căm thù tột độ dẫn dắt người nghe qua dần từng cảnh: anh đang nói trước các nhà báo, anh dừng lại nhìn mảnh đất cuối cùng trồng mấy luống rau xanh, anh giật mảnh vải định che mắt anh,...
Chị U., một giáo sư, đã nói thêm một số tài liệu quanh cái chết của anh:
“ Tới phút chót của đời anh, những người có mặt tại pháp trường đều rất kinh ngạc. Súng đã nổ rồi, một loạt đạn đã bắn vào ngực anh nhưng từ phía anh vẫn còn vang lên những tiếng hô: “Việt Nam muôn năm!”.
Chinh một số nhà báo đã không cầm nổi nước mắt. Họ không thể tưởng tượng một người trước cái chết lại bình thản đến như vậy, lại yêu mến đất nước mình đến như vậy. Giật băng đen bịt mắt ra, anh nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Bao nhiêu năm bị bọn phản động đầu độc “Việt cộng vô Tổ quốc”, một số nhà báo lúc này đã nhìn ra sự thật: Không ai yêu Tổ quốc Việt Nam bằng người cộng sản, họ đã yêu đất nước quê hương cho tới phút cuối cùng của đời họ.”
(Trần Đình Vân[1]', Sống như Anh[2], NXB Giáo dục, 1978, tr.25-59)
[1] Trần Đình Vân (1926 – 2024), nhà báo Thái Duy, tên thật là Trần Duy Tấn. Quê Bắc Giang.
[2] Truyện kí “Sống như Anh” được NXB Văn học in lần đầu năm 1965, đã xuất bản hàng triệu bản ở nhiều nước trên thế giới. Truyện viết về cuộc đời ngắn ngủi và oanh liệt của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, được ghi lại qua lời kể của chị Phan Thị Quyên (vợ anh Trỗi).