Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 14

Việc lặp lại chi tiết “Không của hồi môn” trong lời thoại của nhân vật Ác-pa-gông đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chi tiết “Không của hồi môn” lặp lại nhiều lần trong lời thoại của Ác-pa-gông (4 lần – chưa kể 2 lần trong lời thoại của Va-le-rơ và được Ác-pa-gông xác nhận, tán thưởng, không ngại tâng bốc anh đầy tớ) mang lại hiệu quả nghệ thuật: (1) Nhấn mạnh, khắc hoạ đậm nét tính cách nổi bật, điển hình của Ác-pa-gông: thói hám tiền, hám lợi, keo kiệt, bất chấp tất cả – chênh lệch tuổi tác, tính tình, hoàn cảnh, tình cảm, sự phản ứng dữ dội của con,... để đạt được mục đích “tiết kiệm được một món to”. “Không của hồi môn” trở thành một điều kiện quan trọng duy nhất để lão định đoạt hôn nhân của con cái, “thay thế cho sắc đẹp, cho tuổi trẻ, cho dòng dõi, cho danh dự, cho sự khôn ngoan, cho lòng chính trực”. Lời thoại “Không của hồi môn” vang lên như ở miệng lão như một cái máy nói, vừa lạnh lùng, tựa một bức tường thành vững chắc, người khác càng có ý định lay chuyển thì nó càng trở nên sắt đá; vừa tràn đầy cảm xúc hí hửng, hân hoan, phấn khích vì nắm ngay được một cơ hội vàng mà không đám nào hòng có được; trở thành một ý nghĩ duy nhất choán đầy, chi phối toàn bộ tâm trí và hành động của lão. (2) Tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích nhân vật, phê phán sự lên ngôi, thống trị của đồng tiền. Đồng tiền lạnh lùng đã khiến con người phát cuồng lên, mờ mắt vì nó và sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả những tình cảm thiêng liêng như tình yêu, tình phụ tử,...

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lời thoại nào trong văn bản là lời độc thoại?

Xem đáp án » 27/09/2024 9

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản sau:

Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhận ngồi uống rượu đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả/ Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”[1].

Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buồng mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi[2]

Huế, 4/8/2003

(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)



[1] “Minh... sầu”: Sáng mai ruổi ngua lên đầu núi/ Nghe thông reo chợt nhớ ta buồn.

[2] “Bạch... thi”: Phau phau mây trắng ngàn năm vẫn còn.

 

Xem đáp án » 27/09/2024 9

Câu 3:

Tiếng cười trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với sự tiến bộ xã hội?

Xem đáp án » 27/09/2024 8

Câu 4:

Nêu tình huống kịch trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 7

Câu 5:

Chỉ ra và làm rõ mục đích giao tiếp của Va-le-rơ được thể hiện qua các lời thoại của nhân vật này.

Xem đáp án » 27/09/2024 7

Câu 6:

Tri thức là con mắt của đam mê và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn. (Benjamin Franklin)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Xem đáp án » 27/09/2024 6

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »