Tiếng cười trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với sự tiến bộ xã hội?
Tiếng cười trong văn bản chẳng những có tác dụng giải trí mà còn giàu ý nghĩa, giá trị đối với sự tiến bộ xã hội: (1) Giúp người đọc nhận thức được tác hại ghê gớm, khủng khiếp khi đồng tiền chiếm địa vị thống trị trong cuộc sống. Thói keo kiệt, hám vàng, tôn thờ đồng tiền là “chúa tể của tâm hồn” đã khiến con người trở nên thực dụng, lạnh lùng, toan tính, mưu mô, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, hi sinh những điều thiêng liêng khác, làm băng hoại những giá trị đạo đức của xã hội. (2) Giúp con người có khát vọng “tống tiễn”, cái xấu, cái ác – thói tham lam, keo kiệt – trong cuộc sống và những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình, làm cho xã hội trở nên tốt đẹp, lành mạnh, nhân ái hơn,... (3) Tất cả những điều này trong tác phẩm hài kịch được thể hiện bằng một phương thức đặc biệt, thứ vũ khí đặc biệt: tạo ra tiếng cười để qua đó cải tạo cuộc sống.
Tri thức là con mắt của đam mê và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn. (Benjamin Franklin)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản sau:
Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhận ngồi uống rượu đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả/ Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”[1].
Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buồng mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi”[2]
Huế, 4/8/2003
(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)