Phong vị Đường thi được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Phong vị Đường thi được thể hiện thông qua các yếu tố: (1) Cấu tứ của bài thơ: Bài thơ gồm 8 dòng lục bát nhưng có bố cục và cách triển khai hình ảnh, cảm xúc giống như một bài bát cú Đường luật: Dòng thơ 1, 2: Khung cảnh đi thuyền trên sông trong đêm trăng, là thời gian, không gian nghệ thuật; Dòng thơ 3, 4: Cảnh khuya vắng lặng trên sông; Dòng 5, 6: Nỗi lòng, tâm sự lo nghĩ cho non sông đất nước; Dòng 7, 8: Con thuyền cập bến trong bình minh ngày mới với dự cảm về tương lai tốt đẹp. Bài thơ cũng có kết cấu tiền giải, hậu giải như một bài thơ Đường luật: 4 dòng thơ đầu: Cảnh sông nước; 4 dòng thơ cuối: Tâm sự non sông. (2) Bài thơ có nhiều hình ảnh sử dụng thi liệu quen thuộc của Đường thi: đêm khuya (thâm dạ), sáng sớm (thanh tảo/ bình minh), dòng sông, con thuyền trong đêm vắng, trăng, sao, con người ngồi trên thuyền lo nghĩ thời cuộc. (3) Bài thơ có sử dụng các từ Hán Việt trang trọng, hàm súc: phong cảnh, bàn hoàn, giang san. (4) Nhà thơ sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh: dùng tiếng chèo thuyền nan cót két sự tĩnh mịch, vắng lặng của khung cảnh trên sông lúc đêm khuya.
Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy gợi anh/ chị nghĩ tới bài thơ nào khác của Bác Hồ? Vì sao lại có sự liên hệ đó?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét độc đáo của không gian, thời gian trong văn bản sau:
Âm vang chiêng trầm hùng, khoan nhặt, nhịp múa và vẻ mặt thành kính trang nghiêm của những người phụ nữ khiến Suzana rùng mình. Đi nhiều nơi trên thế giới, tận mắt thấy nhiều tầng văn hoá, nhưng chưa bao giờ chị được thưởng thức một thứ âm nhạc nghi lễ nào lạ mà lại hay đến thế. Tiếng chiêng xoay xoáy vào bóng đêm, trôi lang thang vô tận giữa rừng già, lặn xuống đáy dòng sông Srêpôk sâu thẳm. Âm thanh binh boong ấy không phải là tiếng than khóc, vẫn là tiếc thương, vẫn là níu kéo đấy, nhưng lại lịch lãm và trang trọng dành cho sự tiễn biệt vĩnh viễn. Tiếng thầy cúng bỗng nổi lên trên: “Ơ Yang atáo, ơ Yang”... Suzana trôi đi, trôi đi theo nhịp điệu và âm thanh của dàn chiêng. Trong đêm tiếng chiêng loang xa khắp đất trời, rừng cây. Đỉnh núi Cư Minh như mỗi lúc một nghiêng thấp xuống, thầm lặng nghe.
Một áng mây đen che khuất mặt trăng. Rừng tối lại. Gió dường như ngừng thổi. Vẳng tiếng nói khiến Suzana giật mình quay lại. Một bà lão trong bộ váy áo thổ cẩm, tóc bạc trắng xoã dài đến tận gót chân. Người phương Tây như chị là cao, mà bà cũng lớn người không kém, dáng vươn thẳng, uy nghiêm, bên cạnh là một người đàn ông mặc khổ, ở trần, dáng thấp đậm cường tráng, đầu vấn khăn đỏ, tay chống một chiếc lao dài:
– Này cô kia! Người là ai? Làm gì ở đây?
– Bà là ai mà lại hỏi tôi?
-Ta là chủ nhân vùng này. Chính ta đã nhường phần đất đai để Y Thu Rnul đây lập buôn.
Tiếng người đàn ông trầm trầm như phát ra từ rất sâu trong lồng ngực:
– Chúng ta về đón linh hồn của Aê Phi và bảo vệ cho con cháu bình an trước sự có mặt của kẻ lạ.
– Bà là Yă Wam ư? Tôi có nghe chồng kể về bà và ông Vua voi đây rồi.
- À, người chính là kẻ xa lạ đã đến đây đem đứa con trai rời khỏi cánh tay người mẹ! Khiến cho nó khác nào “con chim ngói tìm theo nẳng, con chim két tìm theo gió mà bỏ tổ”.
-Nhưng thưa bà, chúng tôi thật lòng yêu thương nhau. Bà thấy đó, chúng tôi đã về ngay khi gia đình báo tin làm lễ bỏ mả cho cha anh ta đấy thôi. [...] Tôi yêu chồng tôi! Chúng tôi đã phải rất khó khăn mới qua được những luật lệ bà đặt ra từ xưa để thành vợ chồng. Và tôi chấp nhận tất cả, thậm chí còn ngưỡng mộ những nét văn hoá đặc sắc đang diễn ra trước mắt kia. [...]
-Vì người yêu nó nên bây giờ chúng ta cho phép người có mặt ở đây. Nhưng người hãy nhớ, vòng đồng người đã cầm, rượu cần dâng các Yang linh thiêng người đã uống, nếu chỉ có một lời nói, một cử chỉ nào chê bai, sẽ phải gánh lấy hình phạt theo luật tục của ta đấy.
Người cũng sẽ phải chịu hình phạt nếu làm cho Y Khoan “khi uống rượu ngon nó quên, lúc ăn trâu uống heo nó không nhớ đến bố mę de".
– Nhưng thưa bà, thưa ông,...
Trăng ló ra khỏi đám mây, mặt đất sáng rỡ. Dào dạt gió. Mơ hồ sương. Một làn khói mong manh bay vút lên tan biến trong vòm xanh lơ mờ mờ hun hút của bầu trời. Suzana giật mình mở choàng mắt. [...]
Cây cối, cỏ lau rạp mình xuống chào Thần gió Yang kngin một lần nữa lại quét ngang qua đại ngàn. Rừng khộp luyến tiếc gửi nốt theo cái đuôi dài lê thê của gió những chiếc lá đỏ cuối cùng còn sót lại trên cành, làm thành một vệt mỏng uốn lượn trên không trung. Nơi chân trời bình minh đang hồng lên rất nhanh bảo ngày đã đến. Binh boong, binh boong lẫn trong gió tiếng chiêng vẫn xa gần, gần xa,...
(Trích Pơ thi mênh mang mùa gió[1], Linh Nga Nie Dam, in trong Truyện ngắn mười năm đầu thế kỉ XXI, NXB Hội Nhà văn, 2010, tr.270-273)
[1] Tóm tắt phần trước: Suzana – một phụ nữ châu Âu – tham gia dự án “Bảo tồn hệ sinh thái đa dạng rừng” ở Buôn Đôn, gặp gỡ và nên duyên với Y Khoan, chàng trai Êđê làm cùng dự án. Họ vừa từ Thụy Sĩ trở về Buôn Đôn làm lễ bỏ mả Pơthi cho bố Y Khoan. Việc bỏ mả là một lễ nghi quan trọng của dòng tộc, là cuộc chia tay vĩnh viễn với người đã khuất. Suzana yêu mến con người và mảnh đất Ban Mê nên cô say sưa, đắm mình vào những lễ nghi, phong tục này của gia đình, dòng tộc chồng. Khi đêm sâu dần, Suzana nằm đung đưa trên chiếc võng gần nhà mồ.
Năm 2012, Liên hợp quốc tuyên bố ngày 4/ 5 là Ngày Chống bắt nạt của Liên hợp quốc. Đồng thời, UNESCO đã công bố ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 11 là Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt tại trường học, bao gồm cả bắt nạt qua mạng.
Tuần này, trường học của anh/ chị sẽ tổ chức lễ phát động Chương trình vận động “Nói không với bạo lực học đường”. Hãy viết bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để đọc trong lễ phát động chương trình này.
Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào qua sự vận động của tứ thơ?