Cấu tứ của bài thơ: (1) Hình ảnh và cảm xúc trong bài thơ được tổ chức theo mạch tự sự. Bài thơ bắt đầu với những sự việc, chi tiết về hành động, ngôn ngữ của “lão làng tiên chỉ” mũ áo xênh xang, đứng đầu ngôi thứ trong làng, lo lắng, bực bội, cao giọng, giáo điều, giận dữ khi nhận ra tiếng ca Quan Họ “bay cao đỉnh núi, chạy dài nguồn sông” đã khơi nguồn cho một cuộc “nổi loạn” của sức sống và khát vọng hạnh phúc. Đáp lại “lão làng tiên chỉ” là hành động của “trai gái trong xã”, là tiếng hát cất lên không chỉ “cao đỉnh núi”, “dài nguồn sông” mà còn “nhuộm” mùi hương hoa bưởi nồng nàn, quyến rũ, khiến “Cụ tiên chỉ bịt tai/ Vội mở sách thánh hiền, nén giận”. (2) Bên cạnh đó, bài thơ còn được cấu tử theo quan hệ đối lập: đối lập giữa một “lão làng tiên chỉ” xênh xang, nghênh ngang, mũ cao áo trọng ở không gian của cộng đồng với “lão làng tiên chỉ” “đêm đêm” trong không gian “thu mình sau cánh cửa”; đối lập giữa “lão làng tiên chỉ” với “trai gái trong xã”. (3) Cách cấu tứ này làm nổi bật sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của tâm hồn con người được gửi gắm trong những câu hát, những bức tranh dân gian vượt lên tất cả sự bảo thủ, khắt khe, kiềm toả.
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các dòng thơ:
“Trai gái trong xã
Rút ống chân khỏi vạt mực đen ngòm
Chạy ra bến sông khoả ảnh trăng mát rượi”
Bài thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì ý nghĩa của những câu hát dân gian trong cuộc sống hiện nay?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật hài kịch được thể hiện qua nhân vật Sai-lốc trong văn bản sau:
Sai-lốc: Thế nào? Tubal? Có tin tức gì của thành Genod[1]? Anh có tìm thấy con gái tôi không?
Tubal: Nghe thấy người ta nói có gặp cô ấy ở đâu là tôi đã đi khắp mà không sao tìm thấy.
Sai-lốc: Thôi, thế là xong, thế là đi đời! Mất biển một viên ngọc kim cương tôi đã mua mất hai nghìn đuy ca ở Frankfurt[2]'. Chưa bao giờ tại hoạ đè nặng lên dân tộc ta, chưa bao giờ tôi bị đau xót như ngày hôm nay. Hai nghìn đuy-ca trong viên ngọc đó, và lại còn những đồ châu báu khác đắt tiền nữa, rất đắt tiền! Ôi! Tôi chỉ mong muốn được trông thấy đứa con gái tôi chết nằm dưới chân tôi, hai tai đeo ngọc kim cương, con gái tôi nằm trong quan tài ở dưới chân tôi và có tất cả những đồng đuy-ca trong mình nó! Không có tin tức gì về chúng nó? Và cùng không biết rồi tôi còn phải tổn phi bao nhiêu để tìm chúng nó nữa. Ôi chao ôi! Mất đơn mất kép, đứa ăn trộm trốn đi với bao nhiêu tiền của, và bao nhiêu kẻ để bắt nó lại mà không được thoả nguyện, không được trả thù! Và không có nỗi bất hạnh nào không đè lên lưng tôi, không có tiếng thở ngắn nào không ở miệng tôi ra, không có nước mắt nào không ở mắt tôi tuôn xuống!
[...] Tubal: Theo như tôi được nghe nói, thì con gái của anh đã tiêu ở đó tám chục đuy-ca ngay một lúc.
Sai-lốc: Anh đâm một nhát dao găm vào tim tôi không bằng. Tôi sẽ không bao giờ trông thấy lại số vàng của tôi. Tám chục đuy-ca một lúc, tám chục đuy-ca!
(Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, William Shakespeare, in trong Những vở kịch nổi tiếng, Tuấn Đô dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017, tr.82-84)