Ngoài việc đọc văn bản, học sinh cần đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu hơn về trải nghiệm của tác giả, từ đó nêu ra những suy nghĩ riêng của bản thân. Tham khảo: Trải nghiệm của tác giả – một nhà báo (nhân vật “tôi”) với nghề nghiệp của người kéo xe để viết phóng sự về nghề này cho ta thấy đây là một nhà báo chân chính, có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Để có tư liệu viết bài, ông đã thâm nhập vào đời sống của nhân vật, trải qua những cảm giác đau đớn, tủi nhục thực sự để có những tư liệu chính xác. Từ đó, có thể thấy rằng, nhà báo muốn viết phóng sự và làm cho tác phẩm của mình có giá trị trong việc góp phần cải tạo đời sống xã hội thì cần phải thâm nhập sâu vào đời sống, có những trải nghiệm chân thực, khai thác thông tin một cách tinh tế,... Đồng thời, trải nghiệm đó cũng cho chúng ta thấy khi làm bất cứ việc gì, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt huyết và luôn biết hướng tới những giá trị tốt đẹp.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:
BA RƯỠI SÁNG
(Trúc Thông)
Vào phố
vượt cầu
phăm phăm ngựa sắt
Giật lấy miếng ăn
bằng bàn tay lương thiện
Các con ơi hãy ngủ
đến lúc mặt trời lên
rồi chơi cô dâu, công chúa,
nữ hoàng
phi ngựa lướt một nghìn
trận gió,...
Chơi thật cuộc đời
chúng ta
đẫm ảo.
(Văn nghệ trẻ, ngày 16-5-2024)
Hiện nay, nhiều học sinh được cha mẹ trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng để làm phương tiện học tập nhưng có một số bạn chưa biết cách sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để học tập một cách hiệu quả.
Anh/ Chị hãy viết bài văn bàn luận và nêu ra những giải pháp để cải thiện vấn đề này.