(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 44)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 44)
-
38 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn trích ghi chép về sự việc nhân vật “tôi” kéo một “cuốc từ Đồn Thuỷ lên Yên Phụ” và những cảm nghĩ của “tôi” trong và sau khi kéo xe.
Câu 2:
Câu văn “Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.” phá vỡ quy tác ngôn ngữ thông thường bằng cách thay đổi trật tự từ trong câu (đưa tính từ “lù lừ” lên trước danh từ “một người”). Theo cách diễn đạt thông thường, câu đó sẽ là: “Trước mắt tôi, một người đứng lù lù.”
Câu 3:
Học sinh lựa chọn một chi tiết trong đoạn trích gây ấn tượng nhất đối với mình (có thể là chi tiết miêu tả những cảm giác, cảm xúc hoặc nói lên suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong lúc kéo xe hoặc sau khi kéo xe); giải thích vì sao chi tiết đó lại khiến mình thích thú hoặc ám ảnh.
Ví dụ: Câu nói ở cuối đoạn trích của nhân vật “tôi”: “Người làm cu-li xe kéo, người chết non!
Câu nói ấy cho thấy sự vất vả, nhọc nhằn của người làm nghề kéo xe. Họ không chỉ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà còn cảm thấy tủi nhục do bị ức hiếp, coi thường. Những sự đoạ đày về cả thể xác và tinh thần ấy có thể khiến họ “chết non”. Câu nói ấy gián tiếp phản ánh thân phận bất hạnh của những người phu xe và những bất công, ngang trái trong xã hội đương thời.
Câu 4:
Học sinh cần nhấn mạnh qua đoạn trích, tác giả thể hiện sự cảm thương đối với những kiếp người bần cùng phải đem thân mình làm thân trâu ngựa để kiếm sống; đồng thời khẳng định nghề kéo xe hay “người kéo người” là một “cái nhục chung” của xã hội, từ đó gián tiếp lên tiếng cần phải loại bỏ cái nghề này ra khỏi đời sống xã hội.
Câu 5:
Ngoài việc đọc văn bản, học sinh cần đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu hơn về trải nghiệm của tác giả, từ đó nêu ra những suy nghĩ riêng của bản thân. Tham khảo: Trải nghiệm của tác giả – một nhà báo (nhân vật “tôi”) với nghề nghiệp của người kéo xe để viết phóng sự về nghề này cho ta thấy đây là một nhà báo chân chính, có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Để có tư liệu viết bài, ông đã thâm nhập vào đời sống của nhân vật, trải qua những cảm giác đau đớn, tủi nhục thực sự để có những tư liệu chính xác. Từ đó, có thể thấy rằng, nhà báo muốn viết phóng sự và làm cho tác phẩm của mình có giá trị trong việc góp phần cải tạo đời sống xã hội thì cần phải thâm nhập sâu vào đời sống, có những trải nghiệm chân thực, khai thác thông tin một cách tinh tế,... Đồng thời, trải nghiệm đó cũng cho chúng ta thấy khi làm bất cứ việc gì, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt huyết và luôn biết hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:
BA RƯỠI SÁNG
(Trúc Thông)
Vào phố
vượt cầu
phăm phăm ngựa sắt
Giật lấy miếng ăn
bằng bàn tay lương thiện
Các con ơi hãy ngủ
đến lúc mặt trời lên
rồi chơi cô dâu, công chúa,
nữ hoàng
phi ngựa lướt một nghìn
trận gió,...
Chơi thật cuộc đời
chúng ta
đẫm ảo.
(Văn nghệ trẻ, ngày 16-5-2024)
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài thơ được cấu tứ theo cách đối lập tương phản giữa hai “cuộc chơi”: “chơi thật” trong cuộc đời để mưu sinh một cách vất vả của cha mẹ và chơi đóng vai những người hạnh phúc, sung sướng của những đứa con.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) “Cuộc chơi” mưu sinh vất vả, nhọc nhằn của những người làm cha, làm mẹ: “Cuộc chơi” ấy được thể hiện trong 5 dòng đầu của bài thơ với các hình ảnh thấm đẫm thực tế, đời thường. Các động từ, tính từ đứng đầu trong những câu thơ ngắn cho thấy một tốc độ thử thách phi thường của người tham gia “cuộc chơi” (vào – vượt – phăm phăm – giật). Hình ảnh “ngựa sắt” – phương tiện giúp người lao động lao “phăm phăm” về “phố”, “vượt cầu”, lao một mạch về cái đích phía trước là “miếng ăn” cho thấy sự vật lộn vất vả trong cuộc mưu sinh. Tưởng chừng con người có thể bất chấp, bằng mọi giá để “Giật lấy miếng ăn”. Nhưng không, sự xuất hiện của dòng thơ thứ năm – “Bằng bàn tay lương thiện” đã đem lại sự trân trọng quý giá đối với những con người lao động vất vả mà thiện lương. (2) Cuộc chơi thú vị, hạnh phúc, vô tư của những đứa con: Cuộc chơi ấy được thể hiện trong 6 dòng thơ tiếp theo với những hình ảnh đẹp, mang đậm sắc màu cổ tích. Thế giới của “các con” được dệt nên bằng những trò chơi mà đứa trẻ nào cũng yêu thích: chơi cô dâu, công chúa nữ hoàng, phi ngựa lướt một nghìn trận gió. Những người làm cha, làm mẹ chỉ có một vai trong cuộc đời khốc liệt, dữ dội – vai người vật lộn với đời để lương thiện mưu sinh. Còn các con có cả “một thế giới” các vai, đều là vai của những con người hạnh phúc, sung sướng, làm những việc mà mình yêu thích bằng hình dung, tưởng tượng “phi ngựa lướt một nghìn trận gió”. Một bên là tốc độ khốc liệt của cuộc sống. Một bên là tốc độ kì diệu của tưởng tượng bay bổng, vô tư,... Một bên là cuốn phim kiếm sống tua nhanh” ở thời điểm “ba rưỡi sáng”. Bên kia là cuốn phim hạnh phúc màu hồng “lúc mặt trời lên”. (3) Cấu tứ bài thơ làm nổi bật sự đối lập giữa “cuộc chơi” lao động vất vả, nhọc nhằn của người cha, người mẹ với cuộc chơi vui vẻ, hạnh phúc của những đứa con — chơi trò chơi của trẻ thơ tươi đẹp, bay bổng, còn “Chơi thật cuộc đời/ chúng ta/ đẫm áo”. Qua đó, nhấn mạnh tình yêu thương con, dành hết cho con những gì tốt đẹp cho con của cha mẹ; những chịu đựng vất vả, đắng cay để con trẻ được sống bình yên, hồn nhiên, mơ mộng,... Cấu tứ đã giúp tác giả thể hiện ý nghĩa và truyền tải thông điệp của bài thơ một cách sâu sắc.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Câu 7:
Hiện nay, nhiều học sinh được cha mẹ trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng để làm phương tiện học tập nhưng có một số bạn chưa biết cách sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để học tập một cách hiệu quả.
Anh/ Chị hãy viết bài văn bàn luận và nêu ra những giải pháp để cải thiện vấn đề này.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để làm phương tiện học tập của học sinh và một số giải pháp giúp sử dụng các phương tiện này một cách hiệu quả.
b. Thân bài:
b.1. Nêu thực trạng sử dụng điện thoại, máy tính bảng của học sinh hiện nay
(1) Nhiều học sinh được trang bị điện thoại/ máy tính bảng để làm phương tiện học tập. (2) Có nhiều học sinh sử dụng hiệu quả các phương tiện này. (3) Tuy nhiên,
vẫn có một số học sinh chưa biết cách và chưa sử dụng hiệu quả các phương tiện đó, như: chủ yếu dùng để chơi game, nghe nhạc, xem phim, lướt facebook,...; tìm các lời giải bài tập có sẵn; sử dụng ngay cả khi giáo viên không cho phép;...
b.2. Nêu tác hại khi học sinh lạm dụng hoặc sử dụng điện thoại, máy tính bảng không đúng cách.
(1) Không phát huy được tác dụng của việc sử dụng của điện thoại, máy tính bảng trong học tập. (Tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập rất nhanh chóng; Dễ dàng kết nối, trao đổi với thầy cô, bạn bè để làm bài tập hoặc thực hiện các nhiệm vụ học tập khác; Có thể tự học những gì bản thân thấy cần thiết – như học ngoại ngữ, tin học,...; Có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là học online khi được yêu cầu). (2) Dễ dàng trở nên “nghiện” điện thoại/ máy tính bảng; mất quá nhiều thời gian cho việc sử dụng chúng. (3) Trở nên thụ động, phụ thuộc vào điện thoại/ máy tính bảng, không chịu động não/ suy nghĩ. (4) Không kiểm soát/ thẩm định được hết các thông tin thu nhận được từ mạng internet, gặp nhiều rủi ro khi sử ngay tức thì những thông tin tìm kiếm được. (5) Gặp phải những nguy cơ về sức khỏe thể chất và tinh thần (khi ngồi yên một tư thế để sử dụng điện thoại/ máy tính bảng trong thời gian dài)...
b.3. Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại, máy tính bảng để học tập một cách có hiệu quả
(1) Với cha mẹ và thầy cô giáo: cần có sự thống nhất trong việc quản lí, hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại/ máy tính bảng; không cấm sử dụng nhưng cần đưa ra những quy định cụ thể; kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại/ máy tính bảng của học sinh (chỉ cho phép học sinh sử dụng trong những thời điểm/giờ học/hoạt động nhất định); cha mẹ chỉ nên cài đặt vào điện thoại/ máy tính bảng các phần mềm cần thiết cho việc học tập của con cái; đặt điều kiện về việc sẽ không tiếp tục cho học sinh sử dụng điện thoại nếu vi phạm quy định;... (2) Với bản thân học sinh: cần nhận thức đúng được những tác dụng và tác hại của việc sử dụng điện thoại/ máy tính bảng; có kế hoạch và chủ động sử dụng cũng như ngừng sử dụng điện thoại/ máy tính bảng khi không cần thiết; tăng cường các hoạt động thể chất, tích cực đọc sách cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm khác để không dành quá nhiều thời gian cho điện thoại/máy tính bảng;...
c. Kết bài: Khẳng định học sinh cần biết sử dụng điện thoại/ máy tính bảng đúng cách để phục vụ học tập một cách có hiệu quả.