II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ) phân tích tính phi hư cấu của phóng sự được thể hiện trong văn bản sau:
Trời xanh, mây trắng, biển lặng, gió hiu hiu. Giữa không gian yên ắng ấy, chúng tôi có mặt tại lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trong trang phục chỉnh tề, chúng tôi đứng nghiêm trang trên boong tàu, mắt hướng về phía bàn thờ các liệt sĩ. Không gian như chùng xuống khi Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hoà – Phó Chính uỷ quân chủng Hải quân, đọc diễn văn tưởng niệm bằng chất giọng miền Trung, nằng nặng mà da diết. Và khi điệu nhạc bài “Hồn tử sĩ cất lên bi ai, trầm hùng thì những con tàu hải quân Việt Nam xung quanh đó cũng dừng lại, các thuỷ thủ thành kinh hướng về tàu HQ-996. Cùng lúc ấy, các tàu đồng loạt ngân lên một hồi còi dài – nghi lễ đặc trưng của bộ đội Hải quân trong giây phút thiêng liêng tưởng nhớ những người đồng đội đã hi sinh trên biển. Sau lễ tưởng niệm, vòng hoa có hình quốc kì và dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ được thả nhè nhẹ từ trên boong tàu xuống biển,...
Tàu nhổ neo tiếp tục hành trình, mặc cho cái nắng như thiêu như đốt đang bủa vây tứ phía, khả nhiều người trong đó có nữ đại tá Văn Thu Hiền – Trưởng ban Phụ nữ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, vẫn đứng lặng im bên mạn tàu, hai tay chắp trước ngực, miệng lầm rầm cầu khấn. Chị lấy từ chiếc xắc của mình một cái bút và mấy tờ giấy trắng rồi từ từ thả xuống biển. Giọng chị nghẹn ngào: “Tôi gửi bút, gửi giấy này để các anh viết thư về cho gia đình và người yêu nhé!”. Thấy vậy, cô phóng viên trẻ Thương Huyền – báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – cũng lẳng lặng thả một quyển sổ và một cái bút xuống biển. Huyền rơm rớm nước mắt, thủ thỉ: “Các anh ơi, em cũng gửi sổ, gửi bút cho các anh đây! Các anh hãy chép những bài hát, những lời hay ý đẹp vào cuốn sổ tay này nhé!”. Thiếu tá Nguyễn Đức Thuận – Trợ lí Ban Thanh niên Quân đội – cũng rút một bao thuốc lá nguyên vẹn trong túi và cầm một chiếc lược nhỏ thả xuống mặt biển. Anh không nói gì nhưng mọi người đều hiểu anh muốn chia sẻ tình cảm của mình với anh linh các đồng đội đã thuộc về biển cả [...].
Con người sinh ra, tồn tại rồi mất đi. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nhưng “Có cái chết hoá thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài cả” (Tố Hữu). Sự hi sinh của những chiến sĩ Hải quân vì chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc luôn được đồng bào cả nước cảm phục, trân trọng và tôn vinh. Cả dân tộc đã, đang và sẽ tri ân công ơn các anh – những người hiến trọn tuổi xuân của mình cho biển đảo quê hương Việt Nam mãi mãi một màu xanh bất tử.
(Theo Nguyễn Văn Hải, Biển xanh ôm trọn tuổi xanh,
in trong: Toả ngát danh thơm “bộ đội Cụ Hồ”,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024, tr.120-123).
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tính phi hư cấu của phóng sự thê hiện trong văn bản Biển xanh ôm trọn tuổi xanh.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Nêu ngắn gọn đặc điểm tính phi hư cấu của phóng sự: là đặc điểm nổi bật của thể loại, được thể hiện qua những chi tiết, sự kiện có thực (được xác định về thời gian, địa điểm, nhân vật, bối cảnh lịch sử) mà người viết tham gia hoặc chứng kiến. (2) Tính phi hư cấu của phóng sự trong văn bản “Biển xanh ôm trọn tuổi xanh” thể hiện ở việc tái hiện những sự việc có thực, mới diễn ra, người viết được trực tiếp tham dự (hành trình trên tàu HQ-996 thăm quần đảo Trường Sa; dự lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh trên quần đảo và Nhà giàn DK1, những con người tham gia sự việc với chức vụ, tên tuổi, đơn vị cụ thể,...). (3) Hiệu quả của tĩnh phi hư cấu trong văn bản: tạo nên sự xác thực của nội dung phản ánh, cung cấp những tư liệu chân thực về lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Từ đó, gợi lên ở người đọc niềm xúc động, sự tưởng nhớ thành kính thiêng liêng, lòng tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự trường tồn của Tổ quốc.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của văn bản bằng cách nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại phóng sự đã được tác giả thể hiện.
Gửi gắm thông điệp về khát vọng sống, tác giả Bình Nguyên Trang đã bày tỏ: “Dù chỉ là một hạt cát thôi – Dưới Mặt Trời hãy sáng lên lấp lánh”.
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) để thể hiện quan điểm về thông điệp trên.