(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 46)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 46)
-
35 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Văn bản bàn về chất thơ đích thực trong “Nhật kí trong tù”.
Câu 2:
Các luận điểm: (1) Chất thơ trong tư thế của con người gắn hoà với thế giới người; (2) Chất thơ trong sự gắn bó với thế giới tự nhiên rộng lớn; (3) Chất thơ “siêu thoát” và chất thơ đến từ sự thật trần trụi; (4) Chất thơ khi “lồ lộ, tràn đầy”, khi “kín đáo, lẫn thoáng”.
Câu 3:
Nhận xét cách tác giả phân tích, lí giải về “chất thơ” ở các đoạn 2, 3, 4, 5 của văn bản: (1) Phân tích, lí giải thấu đáo ở các khía cạnh khác nhau của “chất thơ”: đồng cảm sâu sắc với những người cùng khổ; hoà hợp nâng niu những điều nhỏ nhoi trong thế giới tự nhiên rộng lớn; siêu thoát và đời thường; lãng mạn và trắc ẩn,... (2) Sử dụng những câu văn dài, nhiều hình ảnh mượt mà gợi cảm giác đầy tràn của chất thơ như khó có thể nói cho hết; cách điệp cấu trúc câu khi trình bày từng khía cạnh của chất thơ có tác dụng nhấn mạnh nội dung trình bày (chất thơ trong tư thế.../ chất thơ trong gắn bó.../ chất thơ, tưởng như siêu thoát.. chất thơ lồ lộ...).
Câu 4:
Cách lựa chọn, trích dẫn bằng chứng: (1) Bằng chứng được lựa chọn tiêu biểu, điển hình, được kết nối với lời văn rất nhịp nhàng; phù hợp với luận điểm, lí lẽ (Ví dụ: lựa chọn những bằng chứng là hình ảnh xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh như người “phu làm đường”, “cháu bé trong nhà lao Tân Dương”, “người bạn tù thổi sáo” – để củng cố cho lí lẽ càng là người cùng khổ bất hạnh càng nhận được sự chia sẻ nhiều hơn). (2) Cách trích dẫn bằng chứng linh hoạt, uyển chuyển, khi là những cụm từ, khi là những câu thơ, khi là tên bài thơ; có lúc dẫn trực tiếp, có lúc dẫn gián tiếp.
Câu 5:
Học sinh nêu một điều có thể học được từ cách diễn đạt của tác giả ở đoạn cuối văn bản và đưa ra lí giải phù hợp. Có thể lí giải và phân tích làm rõ một trong những vấn đề sau: (1) Sử dụng phép so sánh, ẩn dụ tạo nên những câu văn sống động, giàu hình ảnh làm sâu sắc thêm tầng ý nghĩa, tăng tính biểu cảm cho đoạn văn. (2) Lập luận chặt chẽ, sắc sảo khẳng định mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa cuộc đời với văn chương và giá trị biểu hiện của nó; những liên tưởng được sử dụng vừa chính xác, logic vừa giàu sức khơi gợi thông qua các hình ảnh độc đáo, sáng tạo (dòng sông, biển cả, khúc lặng, xoáy ngầm,...).
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ) phân tích tính phi hư cấu của phóng sự được thể hiện trong văn bản sau:
Trời xanh, mây trắng, biển lặng, gió hiu hiu. Giữa không gian yên ắng ấy, chúng tôi có mặt tại lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trong trang phục chỉnh tề, chúng tôi đứng nghiêm trang trên boong tàu, mắt hướng về phía bàn thờ các liệt sĩ. Không gian như chùng xuống khi Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hoà – Phó Chính uỷ quân chủng Hải quân, đọc diễn văn tưởng niệm bằng chất giọng miền Trung, nằng nặng mà da diết. Và khi điệu nhạc bài “Hồn tử sĩ cất lên bi ai, trầm hùng thì những con tàu hải quân Việt Nam xung quanh đó cũng dừng lại, các thuỷ thủ thành kinh hướng về tàu HQ-996. Cùng lúc ấy, các tàu đồng loạt ngân lên một hồi còi dài – nghi lễ đặc trưng của bộ đội Hải quân trong giây phút thiêng liêng tưởng nhớ những người đồng đội đã hi sinh trên biển. Sau lễ tưởng niệm, vòng hoa có hình quốc kì và dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ được thả nhè nhẹ từ trên boong tàu xuống biển,...
Tàu nhổ neo tiếp tục hành trình, mặc cho cái nắng như thiêu như đốt đang bủa vây tứ phía, khả nhiều người trong đó có nữ đại tá Văn Thu Hiền – Trưởng ban Phụ nữ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, vẫn đứng lặng im bên mạn tàu, hai tay chắp trước ngực, miệng lầm rầm cầu khấn. Chị lấy từ chiếc xắc của mình một cái bút và mấy tờ giấy trắng rồi từ từ thả xuống biển. Giọng chị nghẹn ngào: “Tôi gửi bút, gửi giấy này để các anh viết thư về cho gia đình và người yêu nhé!”. Thấy vậy, cô phóng viên trẻ Thương Huyền – báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – cũng lẳng lặng thả một quyển sổ và một cái bút xuống biển. Huyền rơm rớm nước mắt, thủ thỉ: “Các anh ơi, em cũng gửi sổ, gửi bút cho các anh đây! Các anh hãy chép những bài hát, những lời hay ý đẹp vào cuốn sổ tay này nhé!”. Thiếu tá Nguyễn Đức Thuận – Trợ lí Ban Thanh niên Quân đội – cũng rút một bao thuốc lá nguyên vẹn trong túi và cầm một chiếc lược nhỏ thả xuống mặt biển. Anh không nói gì nhưng mọi người đều hiểu anh muốn chia sẻ tình cảm của mình với anh linh các đồng đội đã thuộc về biển cả [...].
Con người sinh ra, tồn tại rồi mất đi. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nhưng “Có cái chết hoá thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài cả” (Tố Hữu). Sự hi sinh của những chiến sĩ Hải quân vì chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc luôn được đồng bào cả nước cảm phục, trân trọng và tôn vinh. Cả dân tộc đã, đang và sẽ tri ân công ơn các anh – những người hiến trọn tuổi xuân của mình cho biển đảo quê hương Việt Nam mãi mãi một màu xanh bất tử.
(Theo Nguyễn Văn Hải, Biển xanh ôm trọn tuổi xanh,
in trong: Toả ngát danh thơm “bộ đội Cụ Hồ”,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024, tr.120-123).
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tính phi hư cấu của phóng sự thê hiện trong văn bản Biển xanh ôm trọn tuổi xanh.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Nêu ngắn gọn đặc điểm tính phi hư cấu của phóng sự: là đặc điểm nổi bật của thể loại, được thể hiện qua những chi tiết, sự kiện có thực (được xác định về thời gian, địa điểm, nhân vật, bối cảnh lịch sử) mà người viết tham gia hoặc chứng kiến. (2) Tính phi hư cấu của phóng sự trong văn bản “Biển xanh ôm trọn tuổi xanh” thể hiện ở việc tái hiện những sự việc có thực, mới diễn ra, người viết được trực tiếp tham dự (hành trình trên tàu HQ-996 thăm quần đảo Trường Sa; dự lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh trên quần đảo và Nhà giàn DK1, những con người tham gia sự việc với chức vụ, tên tuổi, đơn vị cụ thể,...). (3) Hiệu quả của tĩnh phi hư cấu trong văn bản: tạo nên sự xác thực của nội dung phản ánh, cung cấp những tư liệu chân thực về lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Từ đó, gợi lên ở người đọc niềm xúc động, sự tưởng nhớ thành kính thiêng liêng, lòng tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự trường tồn của Tổ quốc.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của văn bản bằng cách nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại phóng sự đã được tác giả thể hiện.
Câu 7:
Gửi gắm thông điệp về khát vọng sống, tác giả Bình Nguyên Trang đã bày tỏ: “Dù chỉ là một hạt cát thôi – Dưới Mặt Trời hãy sáng lên lấp lánh”.
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) để thể hiện quan điểm về thông điệp trên.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mỗi con người dù bé nhỏ, vẫn cần phải sống, sống có ý nghĩa/ sống hết mình; trích dẫn những câu thơ của Bình Nguyên Trang (Dù chỉ là... lấp lánh); nêu quan điểm của bản thân: Đồng tình với thông điệp của những câu thơ trên vì thể hiện lối sống tích cực.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Hình ảnh hạt cát: Biểu tượng cho cá nhân con người, rất bé nhỏ; dễ bị lẫn chìm, khuất lấp. (2) Hình ảnh sáng lên lấp lánh: Biểu tượng cho sự toả sáng, sống hết mình; thể hiện ý nghĩa, giá trị của bản thân; (3) Thông điệp được gửi gắm trong câu thơ: Mỗi con người là một cái tôi nhỏ bé nhưng hãy sống thật đẹp cuộc đời của mình để bản thân trở nên có ý nghĩa với cộng đồng.
b2. Khẳng định thông điệp có ý nghĩa tích cực, mong muốn con người (nhất là thế hệ trẻ) sống và cống hiến hết mình vì những điều tốt đẹp; sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh
(1) Thông điệp đã thể hiện nội dung có tính tất yếu: Mỗi con người chỉ là một cá nhân bé nhỏ (như hạt cát) trong cộng đồng người rộng lớn (như sa mạc); nhưng phải có hạt cát bé nhỏ mới tạo nên sa mạc mênh mông; hạt cát – “cái tôi” thuộc miền tập hợp của sa mạc – “cái ta”, tạo nên diện mạo cho “cái ta” khởi sắc hoặc khuất lấp. (2) Thông điệp cũng hàm chứa ý nghĩa đúng đắn: Giá trị của mỗi “cái tôi” không chỉ có ý nghĩ cá nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng với “cái ta” với tập thể; tập thể sẽ vững mạnh sẽ toả sáng chỉ khi các cá nhân cũng vững mạnh, có khả năng toả sáng và ngược lại. Vì vậy mỗi cá nhân cần biết nỗ lực để khẳng định mình một cách có ý nghĩa nhất – cần sống hết mình, để giống như hạt cát lấp lánh dưới ánh Mặt Trời. (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các minh chứng: Tham khảo một số bài viết về những con người sống tích cực – luôn “sáng lên lấp lánh” dưới Mặt Trời – rất đáng được ngợi ca như: “Nữ sinh Khánh Hoà lọt top 20 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023” đăng trên báo muctim.tuoitre.vn ngày 11/3/2024; “Truyền lửa khát vọng cống hiến – Bài 4: Chuyện chàng trai ra đi để trở về” đăng trên báo tienphong.vn ngày 03/3/2024; “Bác sĩ 8X mở bước tiến mới trong điều trị bệnh tuyến giáp” đăng trên báo tuoitrethudo.vn ngày 06/4/2024,...
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Nếu mỗi con người sống nhạt nhoà, chìm khuất, không có mấy giá trị với tập thể/ cộng đồng thì cuộc sống của chính họ và của mọi người – cuộc sống nhân gian – cũng trở nên vô vị, thiếu đi nguồn năng lượng tích cực (Nếu tôi không đốt lửa; Nếu anh không đốt lửa; Nếu chúng ta không đốt lửa; thì làm sao Bóng tối sẽ trở thành Ánh sáng! – Nazim Hikmet). (2) Thể hiện sự hưởng ứng đối với thông điệp: Mỗi người hãy chung sức cùng nhau “sáng lên”, tạo dựng một thế giới “lấp lánh” sắc màu tươi đẹp bởi lối sống nhiệt tình, trách nhiệm, bởi tâm thế sẵn sàng cống hiến, bởi khát vọng tạo ra năng lượng tích cực,... góp phần làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. (3) Tiếp cận toàn diện đối với thông điệp: Tuy nhiên khi mỗi người cố gắng “sáng lên” dưới ánh Mặt Trời, cũng rất cần sự đồng hành của cả trí tuệ và trái tim để xác định đúng những điều cần “sáng” và giá trị của thứ “ánh sáng” đó, tránh những sự mù quáng, ảo tưởng, thiếu tính nhân văn.
c. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến cá nhân, thể hiện sự đồng tình với thông điệp của 2 câu thơ; liên hệ với thực tiễn bản thân và rút ra bài học (Ví dụ: xác định được đích đến trong tương lai của bản thân và hành động phù hợp để đạt được mục đó, để sống có ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng; dù có bé nhỏ như “hạt cát” vẫn phải “sáng lên dưới ánh Mặt Trời”).