Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:
A. Giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
B. Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
C. Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
D. Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
Chọn đáp án A
Câu 3. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:
A. Học thuyết thần quyền.
B. Học thuyết gia trưởng.
C. Học thuyết Mác—Lênin.
D. Học thuyết khế ước xã hội.
Chọn đáp án D
Câu 4. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
A. Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi.
B. Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.
C. Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc.
D. Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.
Chọn đáp án C
Câu 5. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:
A. Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp.
B. Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.
C. Nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp.
D. Xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
Chọn đáp án B
Câu 6. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước nhằm:
A. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
B. Bảo vệ trật tự chung của xã hội.
C. Bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị.
D. Giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.
Chọn đáp án C
Câu 7. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:
A. Quản lý các công việc chung của xã hội.
B. Bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị.
C. Bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
D. Thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.
Chọn đáp án A
Câu 8. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
A. Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
B. Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.
C. Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
D. Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
Chọn đáp án B
Câu 9. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:
A. Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
B. Hoạt động chiến tranh.
C. Hoạt động trị thủy.
D. Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
Chọn đáp án D
Câu 10. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.
A. Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.
B. Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.
C. Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.
D. Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.
Chọn đáp án A
Câu 11. Quá trình hình thành nhà nước là:
A. Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.
B. Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
C. Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.
D. Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
Chọn đáp án B
Câu 12. Nhà nước xuất hiện bởi:
A. Sự hình thành và phát triển của tư hữu.
B. Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
C. Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội.
D. Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp.
Chọn đáp án B
Câu 13. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành khi và chỉ khi:
A. Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội
B. Hình thành các hoạt động trị thủy.
C. Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.
D. Hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Chọn đáp án D
Câu 14. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước trên thực tế.
A. Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.
B. Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thủy.
C. Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
D. Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội.
Chọn đáp án D
Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:
Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:
Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước trên thực tế.