Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4.
B. 3 → 1 → 2 → 4.
C. 1 → 3 → 2 → 4.
D. 3 → 2 → 1 → 4.
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó thì cần thực hiện theo các bước sau đây :
- Tạo ra những cá thể có cùng một kiểu gen
- Trồng những cây này trong điều kiện môi trường khác nhau
- Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này
- Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể .Vậy thứ tự thực hiện các bước là : 3→1→2→4
Đáp án cần chọn là: B
Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là?
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?
(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
(2) Sự biểu hiện màu hoa khác nhau là do sự tác động cộng gộp.
(3) Tập hợp các màu sắc khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.
(4) Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen các cây hoa cẩm tú cầu dẫn đến sự thay đổi kiểu hình.
Cây cỏ thi (Achillea millefolium) mọc ở độ cao 30 m (so với mặt biển) thì cao 50 cm, ở mức 1400 m thì cao 35 cm, còn ở mức 3050 m thì cao 25 cm. Hiện tượng này biểu hiện:
Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường sống và kiểu hình?
Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:
1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.
2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.
3. Cây ngô bị bạch tạng.
4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.
Những biến dị thường biến là:
Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:
1. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.
2. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.
3. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.
4. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.
5. Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.
Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.