Có các dung dịch riêng biệt sau: phenylamoni doma, ClH3NCH2COOH, lysin, H2NCH2COONa, axit glutamic. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 5.
B. 3.
C. 4
D. 2.
Chọn đáp án B
● Phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl): C6H5NH3Cl → C6H5NH3+ + Cl–.
C6H5NH3+ + H2O ⇄ C6H5NH2 + H3O+ ⇒ C6H5NH3+ có tính axit || Cl– trung tính.
⇒ C6H5NH3Cl có tính axit ⇒ pH < 7 (Ps: H3O+ có tính axit tương tự H+).
(Có thể làm nhanh hơn như sau: C6H5NH3|Cl ⇒ gốc bazơ yếu và gốc axit mạnh
⇒ C6H5NH3Cl có tính axit ⇒ pH < 7).
● ClH3NCH2COOH : ClH3NCH2COOH → Cl– + +H3NCH2COOH.
+H3NCH2COOH + H2O ⇄ H2NCH2COOH + H3O+ ⇒ +H3NCH2COOH có tính axit.
Cl– trung tính ⇒ ClH3NCH2COOH có tính axit ⇒ pH < 7.
(Hoặc: Cl|H3NCH2COOH ⇒ gốc axit mạnh và gốc bazơ yếu ⇒ có tính axit ⇒ pH < 7).
● Lys: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH ⇒ số gốc NH2 > số gốc COOH.
⇒ Lys có tính bazơ ⇒ pH > 7.
● H2NCH2COONa: H2NCH2COONa → H2NCH2COO– + Na+.
H2NCH2COO– + H2O ⇄ H2NCH2COOH + OH– ⇒ H2NCH2COO– có tính bazơ.
Na+ trung tính ⇒ H2NCH2COONa có tính bazơ ⇒ pH > 7.
(Hoặc: H2NCH2COO|Na ⇒ gốc axit yếu và gốc bazơ mạnh ⇒ có tính bazơ ⇒ pH > 7).
● Axit glutamic: HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH ⇒ số gốc COOH > số gốc NH2.
⇒ axit glutamic có tính axit ⇒ pH < 7.
⇒ có 3 dung dịch có pH < 7 ⇒ chọn B.
Hai chất nào sau đây đều thủy phân đuợc trong dung dịch NaOH đun nóng?
Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn phần 2 thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol ≤ 3. CTPT của 2 ancol là:
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?