Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 332,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
A. HCOOH và 11,5
B. C2H5COOH và 18,5
C. C2H3COOH và 18,0
D. CH3COOH và 15,0.
Đáp án D
nmuối = nNaOH = 0,25 mol ⇒ MTB muối = 18,4 ÷ 0,25 = 73,6 ⇒ muối chứa HCOONa.
Do X và Y có cùng số cacbon ⇒ Y có dạng HCOOR’.
nY = nAg ÷ 2 = 0,3 ÷ 2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol.
⇒ Mmuối của X = (18,4 – 0,15 × 68) ÷ 0,1 = 82 ⇒ muối là CH3COONa ⇒ X là CH3COOH.
⇒ Y là HCOOCH3 ⇒ m = 0,25 × 60 = 15 gam
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2- → H2S?
Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
Hòa tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68 gam muối khan. Kim loại trên là kim loại nào sau đây?
Trong chất thải của một nhà máy có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... Có thể dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ các chất thải trên?
Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z bằng 8. Đốt cháy hoàn toàn 27,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 75% số mol hỗn hợp) với lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,472 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:
Hòa tan 1,86 gam hợp kim của Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 560 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của Mg và Al trong hợp kim là
Trong các thí nghiệm sau:
(1) Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng.
(2) Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(3) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(4) K tác dụng với dung dịch CuSO4.
(5) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(6) dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(7) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là
Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là:
Khi đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam một hiđrocacbon X thu được toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH dư. Kết quả: bình 1 tăng 0,54 gam; bình 2 tăng 1,32 gam. Biết rằng khi hóa hơi 0,42 gam X chiếm thể tích bằng thể tích của 0,32 gam O2 ở cùng điều kiện. X có công thức phân tử là
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH) và ba ancol no (số nguyên từ C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 49 0mL dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M trên thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng Y trong M là
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là