Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, ở F3, cây thân cao chiếm tỉ lệ 16,25%.
Cho các phát biểu sau:
I. Ở thế hệ xuất phát (P), trong số những cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
II. Ở thế hệ F1, số cây thân cao có kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ bằng số cây thân cao có kiểu gen dị hợp.
III. Ở thế hệ F2 cây thân thấp chiếm tỉ lệ 82,5%.
IV. Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 97,5%.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Chọn B
Ở thế hệ thứ 3 cây thân thấp chiếm: 1 – 16,25% = 83,75%
Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đẩu
=> Sau 3 thế hệ tự thụ tỉ lệ kiểu hình thân thấp tăng lên: (x – x/23) : 2 = 83,75% - 75% = 8,75%
=> x = 0,2.
Tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở thế hệ P là: 25% - 20% = 5%.
Tỉ lệ cây thuần chủng trong số cây thân cao là: 5% : 25% = 20% => Nội dung 1 sai.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen đồng hợp là: 5% + (20% - 20%/2) : 2 = 10%.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen dị hợp là: 20% : 2 = 10%.
Nội dung 2 đúng.
Ở thế hệ F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ: 75% + (20% - 20%/22) : 2 = 82,5 % => Nội dung 3 đúng.
Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp là: 1 – 20%/23 = 97,5%. => Nội dung 4 đúng.
Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể diễn ra theo sơ đồ sau:
Ở một loài, alen H quy định cây cao, alen h quy định cây thấp; alen E quy định chín sớm, alen e quy định chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể di truyền liên kết với nhau. Phép lai nào dưới đây ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ phân tính là 1:1:1:1?
Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Khi môi trường không có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn thực hiện phiên mã?
Ở người, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu, alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông. Hai gen này nằm trên vùng không tưong đồng của nhiễm sắc thể X và cách nhau 20 cM. Theo dõi sự di truyền hai tính trạng này trong một gia đình thấy: người phụ nữ (1) có kiểu gen dị hợp tử chéo kết hôn với người đàn ông (2) bị bệnh mù màu sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông, con trai (4) và con gái (5) không bị bệnh. Con gái (5) kết hôn với người đàn ông (6) bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả mọi người trong gia đình trên. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Có thể xác định được kiểu gen 5 người trong gia đình trên.
II. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là 10%.
III. Phụ nữ (5) có kiểu gen dị hợp từ hai cặp gen với xác suất 20%.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là 4%.
Một tế bào xôma ở gà(2n = 78) trải qua quá trình nguyên phân. Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Ở kì giữa có 78 nhiễm sắc thể kép.
II. Ở kì đầu có 156 tâm động.
III. Ở kì sau có 156 nhiễm sắc thể đơn.
IV. ở kì sau có 156 crômatit.
Cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
II. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
III. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
IV. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.
Số phát biểu sai là:
Ở một loài thực vật biết rằng: A- : thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Tỉ lệ của loại kiểu hình thân thấp, hoa hồng tạo ra từ phép lai AaBb x aaBb là:
Khi khảo sát sự di truyền hai cặp tính trạng màu sắc và độ dày mỏng của cánh ở một loài ong ký sinh, người ta đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng thu được F1 đều có mắt đỏ, cánh dày.
1. Đem lai phân tích con đực F1 thu được thế hệ lai phân li kểu hình theo số liệu sau:
502 con mắt đỏ, cánh dày
997 con mắt vàng mơ, cánh mỏng
498 con mắt vàng mơ, cánh dày
2. Đem lai phân tích con cái F1 thu được thế hệ lai phân 1 kiểu hình gồm:
581 con mắt vàng mơ, cánh dày
873 con mắt vàng mơ, cánh mỏng
387 con mắt đỏ, cánh dày
97 con mắt đỏ, cánh mỏng.
Biết độ dày của cánh do một cặp gen điều khiển. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
II. Ba cặp gen quy định các tính trạng nằm trên 1 cặp NST.
III. F1 có thể có kiểu gen hoặc
IV. Ở con cái có xảy ra hoán vị với tần số 20%.
Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại
Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ dị hợp tử về các cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
6 cây quả dẹt, hoa đỏ;
5 cây quả tròn, hoa đỏ
3 cây quả dẹt, hoa trắng;
1 cây quả tròn, hoa trắng
1 cây quả dài, hoa đỏ
Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ trợ.
II. Một trong hai cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả di truyền liên kết với cặp gen quy định màu sắc hoa.
III. Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
IV. Kiểu gen của P là hoặc
Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động