X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 33
B. 25
C. 38
D. 30
Đáp án A
M có phản ứng tráng gương nên X là HCOOH, (X, Y, Z là các axit no đơn chức), Z là este no ba chức
Este T có độ bất bão hòa k = 3 nên:
nT = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,05
Quy đổi M thành:
nHCOOH(M) = nAg : 2 = 0,1 mol
=> n(2 axit còn lại) = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol
Gọi 2 axit còn lại có công thức CnH2nO2 (n > 2) và ancol là CmH2m+2O3 (m≥3, m nguyên)
Hỗn hợp chứa: HCOOH (0,1 mol); CnH2nO2 (0,3 mol) và CmH2m+2O3 (0,05 mol)
BTNT “C”: 0,1.1 + 0,3n + 0,05m = 1 => 6n + m= 18
Mà n > 2 => m < 6
=> m = 3, 4, 5
TH1: m = 3 => n = 2,5. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.(14.2,5-1+32+23) = 33,5 gam
TH2: m = 4 => n = 7/3. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.[14.(7/3)-1+32+23] = 32,8 gam
TH3: m = 5 => n = 13/6. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.[14.(13/6)-1+32+23] = 32,1 gam
=> 32,1 ≤ m ≤ 33,5
=> m có giá trị gần nhất là 33 gam
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là
Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y ( MX < MY) càn vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của Y là
Este X đơn chức có tỉ khối so với oxi bằng 2,3125. Đun nóng 10,98 g hỗn hợp E chứa X và este Y ( chỉ chứa một loại nhóm chức, mạch hở ) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5 M thu được hỗn hợp Z chứa 2 ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp chứa x gam muối A và y gam muối B ( MA < MB ). Dẫn từ từ toàn bộ Z qua bình đựng Na dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau khi khí thoát ra hết thì thấy khối lượng bình tăng 5,85 g. Tỉ lệ x : y là
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở ( đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH; -CHO; -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,32 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 1,92 mol O2. Mặt khác đun nóng 46,32 gam E cần dùng 660 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối kali của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và Y là
Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước. Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:
Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ X, Y đều mạch hở (MX<MY). Thủy phân hoàn toàn 7,1 gam E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ. Sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và 7,74 gam hỗn hợp hai muối (gồm muối của một axit hữu cơ đơn chức và muối của Gly). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,325 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau ( trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 20,24 gam E cần vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hỗn hợp E chứa các este đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este X (CnH2nO2), este Y (CnH2n-2O2) và este Z (CmH2m-4O6). Đun nóng 15,34 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chứa các ancol đều no và 16,84 gam hỗn hợp các muối. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 8,176 lít khí O2 (ở đktc), thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là sai?
Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z ( Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức của Z là
Đốt cháy hoàn toàn 0,36 mol hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở với lượng oxi vừa đủ, thu được 2,79 mol CO2 và 1,845 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,36 mol X cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với 855 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và hỗn hợp Z gồm các muối của các axit cacboxylic. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Cho các phát biểu sau về tinh bột:
(1) Tinh bột là polysaccharide.
(2) Tinh bột có công thức phân tử dạng (C6H10O5)n.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid thu được fructose.
(4) Để nhận biết tinh bột và cellulose có thể dùng dung dịch iodine.
(5) Tinh bột có phản ứng với thuốc thử Tollens và nước bromine.
Số phát biểu đúng về tinh bột là bao nhiêu?
Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Từ 3 amino acid Ala, Gly, Lys có thể tạo được tối đa 3 tripeptide phân tử có đủ 3 amino acid.
b. Dưới tác dụng của điện trường, các amino acid Ala, Gly, Lys trong dung dịch có pH = 5 đều chuyển dịch về phía cực âm.
c. Các dipeptide tạo được dung dịch màu xanh tím với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
d. Các dung dịch methylamine, lysine đều làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a. Các chất béo dạng rắn ở nhiệt độ phòng chứa chủ yếu các gốc acid béo no.
b. Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hydrogen hoá chất béo có trong mỡ động vật.
c. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
d. Các chất béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH trong đó R là hydrogen hoặc gốc hydrocarbon.