Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
Đáp án D
- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân, rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Đối tượng: Cây một lá mầm và phần thân của cây 2 lá mầm.
Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án D không có ở sinh trưởng sơ cấp, sự tăng kích thước chiều ngang của cây là đặc điểm của sinh trưởng thứ cấp.
Người ta làm thí nghiệm: Ở trong hộp kín có một lỗ tròn, cây mọc trong đó, thấy ngọn cây vươn về phía có ánh sáng là do sự phân bố:
Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nito?
Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
Trong chu trình nitơ vi khuẩn có khả năng trả lại nitơ cho khí quyển là:
Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai (P): ♂AabbDd x ♀AaBbDd. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, các cá thể có kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội ở đời con F1 chiếm tỉ lệ:
Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định
Cho các phát biểu sau:
(1) Tính trạng bị bệnh do gen lặn quy định.
(2) Bệnh do gen nằm trên NST giới tính X (Y không alen quy định).
(3) Có 6 người trong phả hệ có thể xác định được chính xác kiểu gen.
(4) Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh ba người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn là 6,25%.
Số phát biểu đúng là
Cho một số thông tin sau:
(1) loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn;
(2) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY;
(3) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X;
(4) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO;
(5) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường;
(6) loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Có bao nhiêu trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình?
Có các hình thức hấp thụ bị động nào sau đây?
I. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
II. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
III. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
IV. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.
Số phương án đúng là
Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì
I. Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay.
II. Đạm hữu cơ giàu năng lượng, cây khó có thể sử dụng ngay được.
III. Đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.
IV. Đạm vô cơ chứa các hoạt chất, kích thích cây sử dụng được ngay.
Số phương án đúng là
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ hạt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là:
Đối tượng sinh vật nào sau đây có thể dùng consixin để gây đột biến nhằm nâng cao năng suất?
Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa hai loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là: