Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 8)
-
4146 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sản lượng sinh vật trong hệ sinh thái là:
Đáp án C
Sản lượng sinh vật trong hệ sinh thái là lượng chất sống được sinh vật tạo ra tính trong một khoãng thời gian và một diện tích nhất định trong hệ sinh thái
Câu 2:
Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án A
Thể đa bội là những cơ thể mà bộ NST đơn bội của chúng bị tăng lên một số nguyên lần và lớn hơn 2n. Vậy chúng sẽ có bộ NST là 3n, 4n, 5n,... chứ không phải 2n + 2
Câu 3:
Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nito?
Đáp án B
Con đường chuyển hóa nitơ hữu (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NO3- và NH4+) gồm 2 giai đoạn: amon hóa và nitrat hóa.
Quá trình amôn hóa: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật ( Vi khuẩn amôn hóa) trong đất phân giải tạo thành NH4+ theo sơ đồ
Nitơ hữu cơ + vi khuẩn amôn hóa → NH4+
Quá trình amôn hóa diễn ra như sau:
Chất hữu cơ trong đất → RNH2 + CO2 + phụ phẩm
RNH2 + H2O → NH3 + ROH
Quá trình nitrat hóa: khí NH3 được tạo thành do vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa) như Nitrosomonas oxy hóa thành HNO2 và Nitrosobacter tiếp tục oxi hóa HNO2 thành HNO3 theo sơ đồ
NH4+ + Nitrosomonas → NO2- + Nitrosobacter → NO3-
Quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:
2NH3 + 3O 2 → 2 HNO2 + H2O
2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
Câu 4:
Đối tượng sinh vật nào sau đây có thể dùng consixin để gây đột biến nhằm nâng cao năng suất?
Đáp án B
Cônsixin có tác dụng ngăn cản sự hình thành của thoi phân bào do đó được ứng dụng trong việc tạo thể đa bội.
Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to và lớn nhanh do có bộ NST tăng lên gấp bội nhưng lại tạo nên bộ NST bất thường do đó gây cản trở trong quá trình giảm phân, vì vậy thể đa bội thường không có khả năng sinh sản. Do những đặc điểm như vậy, nên người ta dùng cônsixin để tạo thể đa bội nhằm tăng năng suất đổi với những loài thu hoạch cơ quan sinh dưỡng chứ không dùng với những loài thu hoạch hạt.
Như vậy, đối tượng để dùng cônsixin nhằm tăng năng suất là khoai
Câu 5:
Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm 2n = 8. Nếu không có hiện tượng hoán vị gen thì số lượng nhóm gen liên kết của ruồi giấm đực là
Đáp án B
Câu 6:
Dạng cách li nào sau đây không phải là cách li sau hợp tử ?
Đáp án D
Có thể hiểu cách li sau hợp tử là quá trình cách li sau khi hợp tử đã được hình thành, còn quá trình hình thành nên hợp tử không gặp phải trở ngại nào. Vậy trở ngại ngăn cản sự thụ tinh không phải là cách li sau hợp tử mà là cách li trước hợp tử.
Câu 7:
Trong chu trình nitơ vi khuẩn có khả năng trả lại nitơ cho khí quyển là:
Đáp án B
Vi khuẩn phản nitrat hóa biến đổi nitơ trong đạm nitrat thành N2trong không khí.
Câu 8:
Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là?
Đáp án A
Cơ sở khoa học của khẳng định trên là: Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Nếu 1n = 10 ⇒ 4n = 40 nhưng bộ NST là 40 chưa chắc đã là 4n.
Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau thì đây là thể lưỡng bội.
Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt chưa chắc đã là cây 4n mà có thể là 3n, 5n,...
Câu 9:
Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
Đáp án D
- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân, rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Đối tượng: Cây một lá mầm và phần thân của cây 2 lá mầm.
Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án D không có ở sinh trưởng sơ cấp, sự tăng kích thước chiều ngang của cây là đặc điểm của sinh trưởng thứ cấp.
Câu 11:
Trên cùng một vĩ độ, sự phân bố của các khu sinh học theo sự giảm dần về mức độ khô hạn trong trường hợp nào dưới đây là đúng?
Đáp án D
Câu 12:
Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau, cho rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
Đáp án C
Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn ⇒ Tính trạng hạt trơn, có tua cuốn trội hoàn toàn so với hạt nhăn, không có tua cuốn.
Quy ước: A - hạt trơn, a - hạt nhăn; B - có tua cuốn, b - không có tua cuốn.
Câu 13:
Nghiên cứu ở một quần thể, người ta thu nhận được cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
P: 100%Aa = > F1: 66,7%Aa : 33,3%aa => F2: 40%Aa : 60%aa = > F3: 21%Aa : 79%aa.
Biết rằng quần thể không chịu tác động của đột biến, không có hiện tượng di nhập gen, quần thể không chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Nhận định nào dưới đây là đúng với kết quả trên?
Đáp án A
Do có tần số kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên đây là quần thể tự phối. Mà không thấy kiểu gen AA xuất hiện nên có thể kiểu gen này có sức sống hoặc khả năng sinh sản kém hơn hẳn so với các kiểu khác
Câu 14:
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A
Câu 15:
Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai (P): ♂AabbDd x ♀AaBbDd. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, các cá thể có kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội ở đời con F1 chiếm tỉ lệ:
Đáp án B
Tỉ lệ kiểu gen không mang tính trạng trội nào là: aabbdd = 0,25.0,5.0,25 = 1/32
Vậy xác suất cần tính là: 1 - 1/32 = 96,875%
Câu 16:
Người ta làm thí nghiệm: Ở trong hộp kín có một lỗ tròn, cây mọc trong đó, thấy ngọn cây vươn về phía có ánh sáng là do sự phân bố:
Đáp án B
Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng (hướng sáng dương) là do sự phân bố auxin, dạng axit indolaxêtic (AIA) không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều đã kích thích sự kéo dài của tế bào. Khi cắt bỏ bao lá mầm ở cây thân thảo thì sinh trưởng dừng lại. Để đỉnh cắt rời vào vị trí cũ thì sự sinh trưởng của thân lại được phục hồi. Mức độ uốn cong của bao lá mầm về phía ánh sáng giúp phát hiện sự có mặt của AIA. Chính AIA được xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang của xenlulôzơ, làm cho tế bào dãn dài ra.
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?
Đáp án D
Những cá thể sống đầu tiên trên trái đất được hình thành dưới nước chứ không phải trong khí quyển
Câu 18:
Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là
Đáp án D
Câu 19:
cho các phép lai sau
(1) Aabb x aaBb. (2) AB/ab x ab/ab, f=50%.
(3) AB/ab x AB/ab, liên kết gen cả hai bên.
(4) IAI0 x IBI0 (5) Ab/ab x Ab/ab.
(6) Ab/aB x Ab/ab, liên kết gen cả hai bên.
(7) Aabbdd x aabbDd
Có bao nhiêu phép lai đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 75%?
Đáp án A
(1) Aabb x aaBb: dị hợp = 1/2.1/2 = 1/4
(2) AB/ab x ab/ab, f=50%: dị hợp = 1 - đồng hợp = 1 - 1/4 = 3/4
(3) AB/ab x AB/ab, liên kết gen cả hai bên. dị hợp = 1/2
(4) IAI0 x IBI0 : dị hợp = 1 - IoIo = 1 - 1/4 = 3/4
(5) Ab/ab x Ab/ab. dị hợp =1/2
(6) Ab/aB x Ab/ab, liên kết gen cả hai bên: dị hợp = 3/4
(7) Aabbdd x aabbDd: dị hơp = 1 - đồng hợp = 1 - 1/4 = 3/4
Câu 20:
Ở một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen Aa BDE/bde. Khi 3 tế bào thực hiện giảm phân hình thành giao tử đực, có xảy ra trao đổi chéo tại một điểm, thì có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử có thể được tạo ra
Đáp án B
Câu 21:
Ở một loài, khi lai con có cánh màu nâu với con có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám, 145 con đực có cánh màu xám. Kết luận đúng về cơ chế xác định giới tính và tính chất di truyền tính trạng màu sắc cánh là:
Đáp án C
Câu 22:
Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính so với động vật đơn tính là:
Đáp án D
Câu 23:
Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa hai loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
Đáp án A
Quá trình lai xa kèm đa bội hóa sẽ tạo nên cá thể mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài. Do đó loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Câu 24:
Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là:
Đáp án A
Trình tự đúng của các giai đoạn là: (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
Câu 25:
Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối?
Đáp án B
Quần thể tự phối: Tần số alen không thay đổi nhưng tỉ lệ dị hợp tử giảm dần tương ứng với tỉ lệ đông hợp tử trội và lặn tăng
Câu 26:
Cho một số thông tin sau:
(1) loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn;
(2) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY;
(3) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X;
(4) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO;
(5) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường;
(6) loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Có bao nhiêu trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình?
Đáp án B
Alen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình khi không có alen nào khác lấn át đi nó.
Nội dung 1 đúng. Loài đơn bội mỗi gen chỉ có 1 alen nên alen đột biến luôn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Nội dung 2 đúng. Gen trên X không có alen tương ứng trên Y nên ở giới XY, alen đột biến được biểu hiện ngay ra kiểu hình tương tự như ở loài đơn bội.
Nội dung 3, 4 đúng. Tương tự như ở nội dung 2.
Nội dung 5 sai. Ở loài lưỡng bội gen tồn tại thành từng cặp alen nên khi bị đột biến gen trội thành gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình do có alen trội còn lại át mất nó.
Nội dung 6 đúng. Đột biến alen lặn thành alen trội thì sẽ biểu hiện ngày ra kiểu hình.
Vậy có 5 nội dung đúng
Câu 27:
Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định
Cho các phát biểu sau:
(1) Tính trạng bị bệnh do gen lặn quy định.
(2) Bệnh do gen nằm trên NST giới tính X (Y không alen quy định).
(3) Có 6 người trong phả hệ có thể xác định được chính xác kiểu gen.
(4) Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh ba người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn là 6,25%.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, bố mẹ bị bệnh nhưng con không bị bệnh nên bệnh do gen trội quy định. Nội dung 1 sai.
Mẹ không bị bệnh nhưng sinh ra con trai bị bệnh nên bệnh do gen trội nằm trên NST thường chứ không phải gen nằm trên NST giới tính. Nội dung 2 sai.
Quy ước: A - bị bệnh, a - bình thường.
Nội dung 3 sai. Có 8 người có thể biết chính xác kiểu gen. 4 người bình thường có kiểu gen aa. 3 người bị bệnh ở thế hệ I đều có kiểu gen dị hợp Aa vì sinh ra con không bị bệnh aa. Người II.5 bị bệnh nhưng có mẹ không bị bệnh nên có kiểu gen là Aa.
Người II.1 sinh ra từ cặp vợ chồng bị bệnh có kiểu gen dị hợp Aa và cũng bị bệnh thì có kiểu gen là: 1/3 AA : 2/3 Aa.
Người II.2 không bị bệnh có kiểu gen là: aa.
Nếu người chồng có kiểu gen là AA thì con sinh ra luôn bị bệnh. Do đó xác suất sinh 3 người con không bị bệnh là:1/12
Xác suất cả 3 đứa con cùng giới tính là: 1/4
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh ba người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn là: 6,25%.
Nội dung 4 đúng.
Câu 28:
Người ta sử dụng Gibêrelin để:
Đáp án C
Giberelin:
- Nơi sản sinh: Ở lá và rễ.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.
+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
- Ứng dụng: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống.
Câu 29:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
(2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
(3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
(4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Đáp án A
Nội dung 1, 2 sai. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen mới mà chỉ sàng lọc lại những kiểu gen đã có sẵn trong quần thể.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 30:
Có các hình thức hấp thụ bị động nào sau đây?
I. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
II. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
III. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
IV. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.
Số phương án đúng là
Đáp án D
Các hình thức hấp thụ bị động:
- Các ion khoáng được khuếch tán qua màng từ nơi nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
- Các ion khoáng hòa tan trong nước, theo dòng nước đi vào tế bào long hút.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt dễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
Hình thức hấp thụ bị động không cần tiêu tốn năng lượng.
Trong các hình thức trên, các hình thức II, III, IV là các hình thức hấp thụ bị động.
I – Sai. Vì đây là hình thức hấp thụ chủ động
Câu 31:
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ hạt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là:
Đáp án D
Câu 32:
Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể
Đáp án B
Quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử ⇒ n = 8.
Số NST có trong mỗi hợp tử là: 384 : 24 = 24 = 3n
Vậy hợp tử là thể tam bội.
Câu 33:
Khi nói về cấu trúc của hệ sinh thái, xét các kết luận sau đây:
(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ (giun đất)
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải (vi khuẩn lam)
(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường
(4) Dương xỉ là thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Có bao nhiêu kết luận đúng
Đáp án C
Nội dung 1 sai. Một số loài động vật nguyên sinh có khả năng quang hợp tự dưỡng nên vẫn được xếp vào sinh vật sản xuất.
Nội dung 2 sai. Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp nên đây là sinh vật sản xuất.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Dương xỉ là thực vật tự dưỡng, lá của chúng có khả năng quang hợp tự tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 34:
Có bao nhiêu cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật sau đây là đúng?
(1) Đưa thêm một gen lạ (thường là gen của một loài khác) vào hệ gen.
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
(4) Làm cho gen trội biến đổi thành gen lặn hoặc ngược lại
Đáp án D
Có 3 cách đúng làm biến đổi hệ gen của sinh vật trong cách trên là 1, 2, 3. (SGK cơ bản).
Câu 35:
Cho các nhận định về trường hợp một gen quy định một tính trạng như sau:
(1) Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính không có mối quan hệ trội lặn.
(2) Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
(3) Trong phép lai một thứ tính trạng, số tổ hợp kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
(4) Một gen quy định một tính trạng không phép lai P: Hoa đỏ x Hoa trắng → 1 Hoa đỏ + 1 Hoa tím.
(5) Một gen có 10 alen, có 4 cặp alen trội lặn không hoàn toàn. Số loại kiểu hình tối đa có thể trong quần thể là 14.
(6) Bố mẹ thuần chủng, chắc chắn đời con có kiểu gen dị hợp.
Số nhận định có nội dung đúng là:
Đáp án D
Nội dung 1 sai. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính cũng có mối quan hệ trội lặn.
Nội dung 2, 3 sai. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 3, trong trường hợp trội không hoàn toàn.
Nội dung 4 sai. Một gen quy định một tính trạng thì sẽ không thể cho kiểu hình như trên.
Nội dung 5 đúng. Giả sử ta có: A1 ≥ A2 > A3 ≥ A4 > A5 ≥ A6 > A7 ≥ A8 > A9 > A10. Số kiểu hình tạo ra là: 10 + 4 = 14.
Nội dung 6 sai. Phép lai bố mẹ thuần chủng, con cũng thuần chủng là: AA × AA → AA.
Câu 36:
Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào?
I. Phicobilin. II. Carotenotit. III. Plastoquinon. IV. Clorophyn
Số phương án đúng là
Đáp án D
I – Đúng. Phicobilin là sắc tố quang hợp phụ có trong thực vật bậc thấp như trong vi khuẩn lam, trong tảo đỏ.
II - Đúng. Carotenoit là nhóm sắc tố phụ gồm carotin và xantophyl.
III - Sai. Vì plastoquinon là chuỗi vận chuyển điện tử không phải nhóm sắc tố.
IV - Đúng. Clorophyl là nhóm sắc tố chính gồm có clorophyl a và clorophyl b.
Câu 37:
Khi nghiên cứu về di truyền người thu được một số kết quả sau:
(1) Các năng khiếu toán học, âm nhạc, hội họa có cơ sở di truyền đa gen, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
(2) Hội chứng Đao, hội chứng Toocnơ do đột biến số lượng NST.
(3) Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
(4) Các đặc điểm tâm lý, tuổi thọ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
(5) Tính trạng về nhóm máu, máu khó đông hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen.
(6) Da đen, tóc quăn trội hơn da trắng, tóc thẳng.
Có bao nhiêu kết quả thu được nhờ phương pháp nghiên cứu phả hệ
Đáp án B
Nội dung 1, 4, 5 sai. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của môi trường lên khả năng biểu hiện của tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Nội dung 2 sai. Đế phát hiện bệnh do sai hỏng bộ máy di truyền người ta dùng phương pháp nghiên cứu bộ NST người.
Nội dung 3, 6 đúng.
Câu 38:
Xét các phát biểu sau:
(1) Các gen ở vị trí càng gần nhau trên NST thì liên kết càng bền vững
(2) Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp
(3) Các nhóm gen liên kết ở mỗi loại thường bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài
(4) Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên trên mỗi NST phải mang nhiều gen
Các phát biểu đúng là
Đáp án A
Câu 39:
Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì
I. Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay.
II. Đạm hữu cơ giàu năng lượng, cây khó có thể sử dụng ngay được.
III. Đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.
IV. Đạm vô cơ chứa các hoạt chất, kích thích cây sử dụng được ngay.
Số phương án đúng là
Đáp án A
Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì: Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay. Còn đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.
Vậy I, III đúng
Câu 40:
Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
Đáp án A
Ở lá có 2 con đường thoát hơi nước là thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
Khi mặt trên của lá không có khí khổng thì sự thoát hơi nước vẫn diễn ra qua cutin.